Skip to content

Hiểu rõ về bệnh đau tim và cách phòng tránh tái phát hiệu quả nhất?

Bác Sĩ Tim Mạch 14.07.20162801 lượt xem
Mỗi năm có hàng triệu người sống sót qua những cơn đau tim, quay lại làm việc và tận hưởng một cuộc sống, sinh hoạt  bình thường. Họ đã làm gì để đạt được hiệu quả như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và làm thế nào để lấy lại sức khỏe trái tim.

Cơn đau tim là gì và tại sao chúng xuất hiện?

Cơn đau tim là gì và tại sao chúng xuất hiện?

Cơn đau tim là gì và tại sao chúng xuất hiện?

Cơ tim cần oxy để tồn tại, một cơn đau tim xảy ra khi dòng máu mang oxy cho cơ tim bị giảm nghiêm trọng hoặc cắt bỏ toàn bộ. Điều này xảy ra vì động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim có thể dần dần bị thu hẹp do sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác nhau hình thành nên mảng xơ vữa, được gọi là xơ vữa động mạch . Khi một mảng xơ vữa trong động mạch vành bị nứt, vỡ, một cục máu đông hình thành xung quanh các mảng bám và cục máu đông này có thể làm tắc đột ngột một nhánh của động mạch vành, chặn lưu lượng máu qua cơ tim. Khi cơ tim bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng, nó được gọi là thiếu máu cục bộ . Khi tổn thương hoại tử một phần của cơ tim xảy ra như là kết quả của thiếu máu cục bộ, nó được gọi là một cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim (MI).

Dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim

Một số cơn đau tim xuất hiện đột ngột và dữ dội, nhưng hầu hết các cơn đau tim bắt đầu từ từ, đau nhẹ hay khó chịu. Thường thì mọi người không chắc chắn đó là dấu hiệu nguy hiểm, thường bỏ qua và chỉ tìm sự giúp đỡ khi bệnh đã nặng và nguy hiểm. Dưới đây là dấu hiệu cho thấy có thể một cơn đau tim đang xảy ra:

Dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim

Dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim

  • Ngực khó chịu: Hầu hết các cơn đau tim liên quan đến sự khó chịu ở giữa ngực hay lệch trái kéo dài hơn một vài phút. Có thể cảm thấy như áp lực khó chịu như ép, hay đau ngực.
  • Khó chịu ở các khu vực khác của các cơ quan trên. Các triệu chứng có thể bao gồm đau tại chỗ hoặc đau lan ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hay dạ dày.
  • Khó thở kèm theo có hoặc không có khó chịu ở ngực.
  • Các dấu hiệu khác có thể bao gồm toát mồ hôi lạnh, buồn nôn hay chóng mặt.

Bạn có thể gặp vấn đề về tim mạch nếu bạn nhận thấy rằng hoạt động thể chất thường làm cho bạn gặp các triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi quá mức.
  • Đánh trống ngực, cảm giác rằng trái tim của bạn đang bỏ qua một nhịp hoặc đập quá nhanh
  • Khó thở , thở khó khăn khi gắng sức
  • Đau ngực hoặc khó chịu khi hoạt động

Với cả nam giới và phụ nữ, triệu chứng phổ biến nhất của đau tim là đau ngực hoặc khó chịu. Nhưng so với nam giới, phụ nữ thường xuất hiện một số triệu chứng phổ biến khác, đặc biệt là khó thở, buồn nôn / nôn, và đau lưng hay đau hàm.

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phải  làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này rất quan trọng và giúp bác sĩ xác định xem bạn có đang trải qua một cơn đau tim không, trái tim của bạn đang bị tổn thương ở mức độ nào.

Xem thêm: Chi tiết về bệnh nhồi máu cơ tim.

Hiểu rõ về các nguy cơ dẫn đến cơn đau tim

Các nghiên cứu lâm sàng và thống kê đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim.

  • Hút thuốc lá
  • Có tiền sử mắc các bệnh tim mạch khác
  • Có các bệnh mạn tính liên quan như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lối sống không vận động
  • Stress, căng thẳng kéo dài

Hiểu rõ về các nguy cơ dẫn đến cơn đau tim

Hiểu rõ về các nguy cơ dẫn đến cơn đau tim

Các biện pháp cấp cứu cơn đau tim

Nếu xuất hiện một cơn đau tim, bác sĩ có thể đưa ra một hoặc một số phương pháp để bảo vệ tính mạng qua cơn đau tim và bảo về trái tim một cách tốt nhất.

Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Nhiều bệnh nhân đau tim đã trải qua biện pháp làm tan huyết khối, một phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết làm cục máu đông tan để phục hồi lưu lượng máu trong động mạch vành. Phương pháp này được dùng trong vòng một vài (thường là ba) giờ của một cơn đau tim.

Nong mạch vành / Phẫu thuật bắc cầu nối động mạchvành: Nếu phương pháp làm tan huyết khối không được thực hiện ngay lập tức sau một cơn đau tim, nhiều bệnh nhân sẽ cần phải trải qua nong mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu nối sau đó để cải thiện nguồn cung cấp máu cho cơ tim.

Làm gì để phòng chống những cơn đau tim?

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên bắt đầu sớm phòng chống bệnh tim trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ từ khi còn trẻ. Nhiều cơn đau tim đầu tiên đã có thể gây đột quỵ, tử vong hoặc tàn phế vì vậy để phòng ngừa là rất quan trọng.

Việc lập kế hoạch sống lành mạnh cũng có thể đơn giản hơn bạn nghĩ.

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch, ít mỡ bão hoà như mỡ động vật, nội tạng động vật, ít thịt đỏ, nhiều rau, củ, quả, cá...
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê...
  • Giảm cân nặng về mức cân đối nếu thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế đưa muối vào cơ thể:Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1 nhúm muối nhỏ khoảng 3-5g. Tuy nhiên lượng muối có sẵn trong thực phẩm cũng như nêm trong lúc chế biến đã cung cấp đủ số muối cần thiết vì vậy không cần chấm thêm trong lúc ăn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng vừa với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Tránh tối đa các căng thẳng, stress bằng cách phân bố hợp lý thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Làm gì để phòng chống những cơn đau tim?

Làm gì để phòng chống những cơn đau tim?

Để có trái tim khỏe, những người có các yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn đau tim hay đặc biệt là những người đã từng mắc cơn đau tim đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch lòng mạch vành, tăng cường tưới máu cơ tim và phòng những cơn đau tim, cũng như nhồi máu cơ tim. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin