Skip to content

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nguy cơ và giải pháp

Bác Sĩ Tim Mạch 19.01.20179474 lượt xem
Huyết áp có 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi một trong hai chỉ số này vượt ngưỡng chỉ số bình thường là báo hiệu của bệnh cao huyết áp. Hiện nay có rất nhiều trường hợp chỉ cao 1 chỉ số, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu, được gọi là tăng huyết áp đơn độc. Vậy tăng huyết áp tâm thu đơn độc có nguy hiểm không và giải pháp điều trị như nào cho hiệu quả?

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nguy cơ và giải pháp

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nguy cơ và giải pháp (NGuồn ảnh: internet)

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc xảy ra khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa- chỉ số trên khi đo huyết áp) của một người liên tục cao hơn hoặc bằng 140 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu- chỉ số dưới khi đo huyết áp) lại nằm trong ngưỡng cho phép (dưới 90 mmHg). Tình trạng bệnh này thường hay gặp ở độ tuổi ngoài 50 và trên thực tế, có nhiều nghiên cứu, thống kê cho thấy có đến 60% bệnh nhân tăng huyết áp có tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc (Nguồn ảnh: internet)

Trước đây, nền y học chủ yếu tập trung nghiên cứu và điều trị các trường hợp tăng huyết áp tâm trương đơn độc mà dường như bỏ quên tác hại của tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Tuy nhiên hiện nay với tiến bộ của y học, các chuyên gia dần hiểu thêm về sự tác động của các đợt tăng huyết áp tâm thu đối với cơ thể và biến chứng tiềm ẩn của tăng huyết áp tâm thu đơn độc, từ đó đề ra cách phòng tránh, điều trị phù hợp.

Các nguy cơ và nguyên nhân của tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Cũng tương tự như bệnh tăng huyết áp, các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không biểu hiện các triệu chứng cụ thể, nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng.

Tăng huyết áp tâm thu làm cản trở luồng máu lưu thông lên não, gia tăng nguy cơ nhồi máu não, làm ảnh hưởng chức năng tim mạch và có liên hệ đến hiện tượng suy tim hay nhồi máu cơ tim. Chúng còn làm tổn thương động mạch thận, làm ảnh hưởng đến hoạt động lọc máu tại thận mà có thể gây suy thận. Trong một số trường hợp nhất định, tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng tác động xấu đến mắt, gây nhìn mờ, và làm suy giảm hoạt động tình dục.

Các nguy cơ và nguyên nhân của tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Các nguy cơ và nguyên nhân của tăng huyết áp tâm thu đơn độc (Nguồn ảnh: internet)

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc hiện vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Cũng như tăng huyết áp thông thường thì tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng phần lớn là tăng huyết áp vô căn. Người ta cũng chỉ đưa ra các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện căn bệnh này. Trong đa số trường hợp, bệnh hình thành do sự lão hóa của hệ thống các động mạch khi cơ thể chúng ta già đi. Hệ thống động mạch này dần trở nên xơ cứng, mất độ đàn hồi cần thiết, xuất hiện nhiều mô sẹo, làm cản trở dòng máu. Ở người trên 50 tuổi, mạch máu bị xơ vữa là nguyên nhân chính khiến cho huyết áp tâm trương giảm xuống dưới 90 mmHg trong khi huyết áp tâm thu lại tăng lên lớn hơn 140 mmHg.

Trong một số trường hợp khác, tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể là hậu quả của những nguyên nhân khác như: chứng thiếu máu, hiện tượng tăng hoạt động ở tuyến giáp trạng hoặc thượng thận hay thậm chí là cả bệnh ngưng thở khi ngủ.

Điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc như nào hiệu quả nhất?

Tiến trình điều trị bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc tương đối phức tạp hơn khi điều trị bệnh tăng huyết áp nói chung. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình điều trị nếu không được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ khiến cho huyết áp tâm trương hạ xuống quá thấp. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, đưa huyết áp tâm thu xuống < 150 mmHg, và giữ cho huyết áp tâm trương không xuống thấp hơn mức 70 mmHg được xem là kiểm soát thành công trong bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi thói quen sống lành mạnh cũng là là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tốt huyết áp tâm thu của mình. Theo chuyên trang của Harvard Health Publications, những biện pháp sau đây đem lại hiệu quả đáng kể:

Thay đổiTác động lên huyết áp tâm thu
Giảm cânGiảm được 1 kg đồng nghĩa với giảm huyết áp tâm thu đi 1 mmHg
Chế độ DASHGiảm huyết áp tâm thu đi 8-14 mmHg
Giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thểMỗi ngày chỉ dùng 6 gr muối giúp giảm huyết áp tâm thu đi 2-8 mmHg
Rèn luyện thể lựcTập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp giảm huyết áp tâm thu đi 4-9 mmHg

 

Hạn chế bia rượu

Phụ nữ chỉ uống 1 ly mỗi ngày sẽ giảm huyết áp tâm thu đi 2-4 mmHg

Bên cạnh đó tất cả các bệnh nhân bị cao huyết áp nói chung hay bị cao huyết áp tâm thu đơn độc vói riêng đều nên sử dụng thuốc hạ áp kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng các bệnh tim mạch. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để có trái tim khỏe mạnh.

Nguồn: https://bacsitimmach.com.vn/

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin