Skip to content

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành

Bác Sĩ Tim Mạch 04.12.20152760 lượt xem
Tắc hẹp mạch vành là bệnh lòng mạch vành bị xơ vữa và hiện tượng co hẹp lòng mạch xảy ra, nếu không phát hiện sớm hay được quan tâm đúng mức bệnh có thể gây ra những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành: Suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…thậm chí có thể gây tử vong.

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành

Những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Khó thở : Khó thở thường sảy ra khi cố gắng sức như lên cầu thang, đi bộ đường xa, sinh hoạt tình dục…Khó thở đột ngột về đêm xuất hiện khoảng vài giờ sau khi bạn đi ngủ.
  • Đau thắt ngực: Bình thường, có tới 70% bệnh nhân bị hẹp lòng mạch vành từ 30-70% không có biểu hiện đau. Tính chất đau ngực trong bệnh mạch vành được biểu hiện: cảm giác đau bó chặt hoặc đè nặng; hoặc ngược lại như nhói châm, ran ran, ngăn ngăn, có khi cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ; hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác như khó thở hoặc ngộp thở. Nhưng có bệnh nhân mô tả chỉ như hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi; kèm theo có thể chóng mặt, hoảng hốt.
  • Hồi hộp đánh trống ngực: Nhịp tim nhanh và không đều, còn gọi là rối loạn nhịp, nhịp tim rất nhanh xuất hiện không liên quan đến gắng sức thường do các rối loạn gọi là tim nhanh kịch phát trên thất hay tim nhanh nhĩ kịch phát, các thuật ngữ y học này để chỉ nhịp tim nhanh có căn nguyên từ các buồng phía trên của quả tim, gọi là tâm nhĩ. Người bị tim nhanh thất thường rất mệt và khó thở do lượng máu quả tim bơm đi nuôi cơ thể bị sút giảm đáng kể.
  • Phù: Về bản chất hiện tượng phù là do nước thoát khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Có thể phù chân, nhất là phù buổi chiều, cảm giác nặng chân, sáng đi dép lỏng chiều về chật chân.

Biến chứng khi bị tắc hẹp mạch vành

Biến chứng khi bị tắc hẹp mạch vành

Ngoài ra cần chú ý thêm các biểu hiện sau:

  • Tím môi, tím móng chân, tím móng tay, biến dạng làm móng chân, móng tay bẹt nhiều.
  • Có cơn ngất trong tiền sử.
  • Hay ngủ mê, bóng đè.
  • Các đầu ngón chân hay tê lạnh, buốt.

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành

  • Rối loạn nhịp tim: Khi cơ tim bị tổn thương do thiếu máu đến nuôi dưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động dẫn truyền điện trong tim từ đó gây ra rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim: Khi một số vị trí động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm khả năng truyền máu nên vùng cơ tim đó sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, lâu ngày trái tim sẽ không còn đủ sức để thực hiện chức năng bơm máu nuôi dưỡng toàn cơ thể, dẫn đến tình trạng suy tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi các mảng xơ vữa vỡ ra và các cục máu đông gây bít tắc lòng mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử và nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Sau khi qua được các đợt nhồi máu cơ tim cấp có thể bệnh nhân sẽ bị chứng suy tim hay rối loạn nhịp tim.

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành bạn nên chú ý

Những biến chứng “chết người” khi bị tắc hẹp mạch vành bạn nên chú ý

“Nằm lòng” bí kíp bảo vệ trái tim luôn khỏe:

Những người mắc bệnh mạch vành để có một trái luôn khỏe cần “nằm lòng” những nguyên tắc trong ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và cả việc tuân thủ sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ. Những cơn nhồi máu cơ tim sẽ khó có cơ hội ghé thăm bạn nếu hoạt động tưới máu cơ tim tốt và bạn kiểm soát tốt được tỷ lệ hẹp tắc lòng mạch.

Một lời khuyên từ các Bác sĩ tim mạch, người bệnh có thể sử dụng thêm cây dong riềng đỏ để phòng và hỗ trợ chữa bệnh mạch vành. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần sử dụng vị dong riềng đỏ bất kể là lá, hay thân hoặc củ với một vài vị thuốc sẵn có khác, người bệnh mạch vành đã có thể tự phòng và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Chi tiết về cây dong riềng đỏ tại đây: Cây dong riềng đỏ cho bệnh tim mạch của người dao.

Để có kiến thức kiểm soát và bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch, bệnh nhân có thể gọi điện thoại theo số: 0932 319 099 để gặp Bác sĩ tim mạch.

Theo Bác sĩ tim mạch

CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM XEM

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin