Skip to content

Canh cánh nỗi lo liệt nửa người vì xơ vữa động mạch cảnh

Bác Sĩ Tim Mạch 07.01.20172227 lượt xem
Động mạch cảnh là động mạch cấp máu lên não, các mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch gọi là xơ vữa động mạch cảnh, làm lượng máu cấp lên não không đủ gây thiếu máu não. Trong nhiều trường hợp chúng còn gây tắc đột ngột mạch não mà gây nhồi máu não hay còn gọi là tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa người.

Xơ vữa động mạch cảnh nguy hiểm như thế nào?

Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ các tinh thể cholesterol trong lòng động mạch cảnh thường tiến triển trong một thời gian dài, có thể lên tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất thường ở những người ngoài tuổi 45. Nhóm có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch cảnh là những người hút thuốc lá, bị huyết áp cao, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, béo phì hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch cảnh hình thành ngày càng nhiều, độ hẹp càng tăng lên và rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Điều đáng lo ngại là những mảng xơ vữa này nứt vỡ ra, tại vị trí nứt vỡ đó hình thành những cục máu đông, được gọi là huyết khối thành mạch. Chúng có thể di chuyển từ cổ lên não, đến những mạch máu nhó hơn gây tắc mạch đột ngột dẫn đến cơn tai biến mạch máu não hay còn gọi là nhồi máu não. Người ta nhận thấy rằng khoảng 20-30% số trường hợp nhồi máu não nguyên nhân là do xơ vữa động mạch cảnh gây ra, và ngược lại, khoảng 1/3 trường hợp bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều mắc nhồi máu não. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là dưới 1% ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80%.

Hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh đưa máu đi nuôi não có thể gây ra tình trạng thiểu năng tuần hoàn não thể đặc biệt, biểu hiện thông thường nhất dưới dạng tai biến mạch não với biểu hiện là các triệu chứng như: mù tạm thời, xuất hiện rối loạn vận động (đang cầm đồ vật đột ngột để tuột),rối loạn cảm giác một nửa người (như cảm giác tê cóng, tê chân tay, da dày cứng lên, hay cảm giác kiến bò nhấp nháy trong da),rối loạn ngôn ngữ (nói nhầm tiếng, thiếu từ, rối loạn phát ngôn) hoặc liệt nhẹ nửa người. Sau khi đã bị cơn nhồi máu não, các mảng xơ vữa trong lòng động mạch cảnh vẫn là nguyên nhân gây tiến triển bệnh.

Chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch cảnh

Để chấn đoán xác định bệnh xơ vữa động mạch cần dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng.

Các triệu chứng lâm sàng: 

Bệnh động mạch cảnh có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Nếu có thì cơn thiếu máu não thoáng qua  là biểu hiện đầu tiên. Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài một vài phút đến 1 giờ và bao gồm:

  • Cảm giác yếu, tê liệt, hay cảm giác ngứa ran ở một bên của cơ thể, ví dụ, trong vùng một cánh tay hoặc một chân.
  • Không thể kiểm soát được sự chuyển động của một cánh tay hoặc một chân.
  • Mất thị lực ở một mắt hoặc có mất thị lực 1 vùng (nhiều người mô tả cảm giác này như có một bóng cửa sổ đi xuống).
  • Xuất hiện khó nói, không thể nói rõ ràng.

Những triệu chứng này thường sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, người bệnh không nên bỏ qua chúng. Khi có một cơn thiếu máu não thoáng qua có nghĩa là có nguy cơ nghiêm trọng có thể hình thành 1 cơn đột quỵ thực thụ trong tương lai gần.

Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài hơn một vài giờ, hoặc không giải quyết được trong vòng 24 giờ, thì đó đã là cơn đột quỵ não thực thụ.

Các triệu chứng cận lâm sàng:

  • Siêu âm động mạch cảnh: Phương pháp này có thể cho thấy cấu trúc giải phẫu, hình ảnh lưu thông dòng máu, vận tốc và mức độ hẹp của động mạch cảnh nếu có. Siêu âm động mạch cảnh có thể phát hiện hầu hết các trường hợp mắc bệnh về động mạch cảnh.Tuy nhiên, nếu phương pháp này không cung cấp đủ thông tin, bác sĩ có thể tiến hành làm thêm các phương pháp cận lâm sàng khác.
  • Chụp cắt lớp CT scan và CT Angiography (CTA): Phương pháp này giúp nhìn thấy hình ảnh động mạch ở cổ và đầu trên phim. Từ đó xác định khu vực hẹp động mạch cảnh nếu có.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): Phương pháp này tạo ra hình ảnh chi tiết về động mạch cảnh. Đôi khi hiển thị được sự di chuyển lưu lượng máu và có thể giúp đánh giá được bệnh động mạch cảnh. Để chính xác hơn, sẽ tiêm một loại thuốc cản quang, được gọi là gadolinium, để làm cho các động mạch hiển thị rõ ràng hơn.
  • Chụp động mạch qua da (DSA): Bác sĩ tiêm một chất cản quang qua một ống thông được luồn qua da vào động mạch. Cấu trúc của động mạch sẽ xuất hiện trên phim, cho thấy dòng máu chảy qua động mạch và cho thấy những chỗ bị hẹp lại. Chụp động mạch cảnh có một số rủi ro, trong đó có một tỷ lệ nhỏ gây ra cơn đột quỵ, đó là lý do mà các bác sĩ không luôn luôn sử dụng phương pháp này đầu tiên để chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh liên quan đến động mạch cảnh.

Điều trị bệnh xơ vữa động mạch cảnh như nào để hiệu quả nhất?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ở thế kỷ 21, bệnh xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Việc phát hiện sớm các mảng xơ vữa động mạch cảnh từ khi chưa bị biến chứng nguy hiểm là một yêu cầu hết sức cần thiết, góp phần làm giảm tai biến mạch máu não, liệt nửa người, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Việc điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành cũng hết sức quan trọng:

  • Đa số bệnh nhân được uống thuốc chống kết tập tiểu cầu để phòng ngừa và làm giảm biến chứng của mảng xơ vữa.
  • Điều trị ổn định các bệnh mạn tính liên quan như cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường. Đây là các bệnh làm tốc độ tiến triển của các mảng xơ vữa tăng lên.
  • Nong động mạch cảnh, đặt stent cũng là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định với những trường hợp hẹp khít động mạch vành.
  • Việc chỉ định phẫu thuật lấy mảng xơ vữa cũng cho kết quả khá khả quan.

Bên cạnh việc đó việc điều trị không dùng thuốc cũng hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh: Cần hạn chế ăn đồ ăn giàu cholesterol như mỡ, nội tạng động vật, tăng cường ăn rau củ quả tươi, tăng cường luyện tập thể dục…

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu điều trị hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch cảnh bằng thảo dược hiệu quả, giúp bào mòn những mảng xơ vữa trong lòng mạch cảnh, tăng cường máu lên não, phòng cơn nhồi máu não. Bác sĩ Đại học y – 225 Trường Chinh Q.Thanh Xuân – Hà Nội hiện đang được đánh giá là phòng khám hàng đầu điều trị hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch cảnh bằng thảo dược. Để được tư vấn dùng thảo dược điều trị bệnh xơ vữa động mạch cảnh, quý độc giả vui lòng liên hệ số điện thoại Bác sĩ Tim mạch 0932 319 099 hoặc lên trực tiếp phòng khám vào các buổi sáng thứ 3, 5, 7 từ 8h30 đến 11h30.

Biên tập bởi Bác sĩ Tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin