Skip to content

Tư vấn: Dong riềng đỏ với bệnh mạch vành đã đặt stent

Bác Sĩ Tim Mạch 28.04.20151714 lượt xem
Bệnh nhân Trịnh Thúc Nghi, 68 tuổi, nam giới, số nhà 27, ngõ 101 Thanh Nhàn, quận Hai bà Trưng, Hà nội (0912216475-048211115). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, có chẩn đoán: Đau ngực đã đặt stent động mạch vành phải, MSCT(+). Làm thủ thuật do Thạc sỹ Hùng, Bác sỹ Quang, Bác sỹ Hiếu, Bác sỹ Linh c2. Bệnh nhân Nghi được chỉ định chụp động mạch vành ngày 6-8-2007.

Kết qủa: Thân chung động mạch vành trái (left main) không hẹp. Động mạch liên thất trước hẹp 80-85%, động mạch mũ (Lcx) hẹp 80% trước chỗ chia nhánh, có hiện tượng xơ vữa lan tỏa. Động mạch vành phải: stent thông tốt, hẹp lại không đáng kể trong stent, hẹp 80% đoạn III sau stent, hẹp dài 90-95% ngay trước chỗ chia RPDA, nhánh RPDA dòng chảy tốt sau chỗ hẹp.

Dong riềng đỏ với bệnh mạch vành đã đặt stent

Dong riềng đỏ với bệnh mạch vành đã đặt stent (hình minh họa)

Bệnh nhân được chỉ định mổ bắc cầu chủ vành nhưng hiện tại lại đang bị di chứng tai biến mạch não, liệt nhẹ 1/2 thân trái do vậy ca mổ chưa thực hiện được. Con trai là Trịnh thúc Dương đã tìm mua Trà Dong riềng đỏ về cho ông uống thấy đỡ đau ngực và đỡ mệt. Cuối tháng 8/2007 Ông Nghi đi Thái lan để tìm phương pháp cho bệnh của mình nhưng không hiệu quả và giá thành quá đắt nên lên máy bay về nước. Vừa lên máy bay xong Ông bị cơn đau thắt ngực dữ dội, kéo dài buộc phải ngậm ngay 2 gói trà Dong riềng đỏ, độ 5 phút sau thì đỡ. Sau đó được nhân viên sân bay đưa vào bệnh viện Thái lan cấp cứu với chẩn đoán nhồi máu cơ tim tái phát.

Từ đó đến nay Ông Nghi thường xuyên dùng chế phẩm Dong riềng đỏ như 1 sự lựa chọn, 1 lối thoát của cá nhân ông.

Dong riềng đỏ có nguồn gốc từ vùng Việt Bắc. Trên thỏ, trong đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ (Mã số B2005-04-46TĐ) đã dùng tới liều gấp 120 lần liều dùng trên người, nhưng cả 100 chuột nhắt trắng chủng swiss, không thấy nhóm chuột nào chết. Trên thỏ dùng tới liều gấp 40 lần liều dùng trên người không thấy ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu, chức năng gan thận, các chuyển hóa prôtít, lipit... trong máu qua các chỉ tiêu sinh hóa. Trên mô gan, thận không thấy bị tổn thương so với nhóm chứng.Trên mô tim liều độc trung bình mô tim bị xung huyết, liều độc cao nhất mô tim xung huyết lan tỏa nhưng tuyệt nhiên không thấy hình ảnh xuất huyết. Hy vọng thời gian tới lâm sàng sẽ có câu trả lời thận trọng và có ý nghĩa khoa học để Dong riềng đỏ được phổ biến sử dụng rộng rãi trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

(Bài viết được sự đồng ý đăng tên thật của Ông Trịnh Thúc Nghi)

Theo YHBĐVN

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

* Thông tin về thuốc và biệt dược có trên website chỉ mang tính chất tham khảo.

* Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Thầy thuốc.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin