Skip to content

Cách hỗ trợ chữa hẹp tắc động mạch vành: Nên uống thuốc, đặt stent hay phẫu thuật?

Bác Sĩ Tim Mạch 11.08.20163083 lượt xem
Khi bị bệnh hẹp tắc động mạch vành, gia đình và người bệnh thường tuân theo chỉ định của các bác sĩ tại nơi bệnh nhân cấp cứu. Tuy nhiên, tất cả người bệnh cần được thông tin và tư vấn đầy đủ với nhiều bác sĩ khác nhau trước khi đi đến quyết định lựa chọn phương pháp cuối cùng.

Trong các cách hỗ trợ chữa hẹp tắc động mạch vành, phương pháp chính thường là dùng thuốc nội khoa, đặt stent động mạch vành (can thiệp động mạch vành qua da) và phẫu thuật động mạch vành và trong đó đặt stent động mạch vành thường được các bác sĩ trong bệnh viện “ưa chuộng” hơn cả, hay khi nặng hơn, hẹp tắc đoạn dài hay nhiều nhánh thì chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối. Nhưng thực tế cho thấy các phương pháp can thiệp trên đều không giải quyết được gốc rễ vấn đề, chỉ giải quyết được đoạn đặt stent hay đoạn bắc cầu nối, mà đa số các bệnh nhân bị hẹp mạch vành đều có rất nhiều những mảng xơ vữa hay những vết vôi hóa rải rác khắp lòng mạch. Tuy nhiên có những trường hợp rất cần thiết sử dụng các phương pháp này để cứu sống tính mạng bệnh nhân.

Những trường hợp nên dùng phương pháp can thiệp stent mạch vành hay phẫu thuật bắc cầu nối:

Khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp không cải thiện được bằng thuốc nội khoa thì việc can thiệp động mạch vành đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành càng sớm càng tốt là biện pháp ưu tiên lựa chọn giúp tái tưới máu cho cơ tim, không chỉ giảm tỷ lệ tử vong mà còn bảo tồn được chức năng cơ tim. Tùy từng mức độ tổn thương, hẹp tắc mạch vành mà khi cấp cứu các bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent hay phẫu thuật mạch vành: Khi tắc 1 hoặc vài nhánh, đoạn ngắn có thể can thiệp bằng stent, nhưng trong trường hợp tắc hẹp nhiều đoạn mạch vành, đoạn dài, ở những khu vực không can thiệp được stent thì sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối.

Cách hỗ trợ chữa hẹp tắc động mạch vành: Nên uống thuốc, đặt stent hay phẫu thuật?

Cách hỗ trợ chữa hẹp tắc động mạch vành: Nên uống thuốc, đặt stent hay phẫu thuật?

Đặt stent hay phẫu thuật động mạch vành là những phương pháp mang lại cho bệnh nhân rất nhiều lợi ích và là giải pháp tình thế rất tốt với những trường hợp cần “cấp cứu” ngay động mạch vành. Nhưng tùy theo trường hợp mà người bệnh cũng không nhất thiết phải đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu nối vì chi phí đặt cao và có nhiều tác dụng phụ không mong muốn sau quá trình làm thủ thuật này.

Các nguy cơ sau đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu nối :

- Tái chit hẹp lòng mạch: Sau khi được đặt stent, nguy cơ tái hẹp ngay ở vị trí đó có thể xuất hiện sau 6 tháng tiến hành thủ thuật, kể cả những bệnh nhân được sử dụng thuốc kết hợp một cách hệ thống. Nguy cơ chit hẹp ở vị trí khác là rất cao.

- Biến chứng mạch máu tại chỗ: Tần suất biến chứng của mạch máu đùi sau can thiệp mạch vành qua da đã được báo cáo vào khoảng 2-6%. Những biến chứng của đường động mạch đùi bao gồm máu tụ, giả phình mạch, thiếu máu chi dưới, nhiễm trùng động mạch đùi và chảy máu sau phúc mạc…

- Suy thận: Do tác dụng phụ của thuốc cản quang sử dụng khi can thiệp mạch.

- Hình thành cục máu đông trong lòng mạch: Cục máu đông gây tắc stent là một biến chứng cấp tính gây tỷ lệ tử vong cao. Để ngăn ngừa nguy cơ này cần dùng rất nhiều thuốc tây trong thời gian rất dài.

- Chảy máu tiêu hóa khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu kéo dài đồng nghĩa với nguy cơ chảy máu tăng lên, đặc biệt là chảy máu dạ dày, nên cần phải theo dõi sát các triệu chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen… và phải báo ngay với bác sĩ.

- Bởi vì phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phẫu thuật tim mở, có thể có các biến chứng trong hoặc sau khi làm thủ thuật. Các biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật bắc cầu mạch vành là: Chảy máu. nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). Biến chứng ít gặp hơn bao gồm: Nhồi máu cơ tim, nếu một cục máu đông phá vỡ lỏng ngay sau khi phẫu thuật, suy thận, nhiễm trùng vết thương ngực, trí nhớ bị mất hoặc khó khăn với suy nghĩ rõ ràng, thường biến mất trong vòng từ sáu đến 12 tháng, đột quỵ.

Thuốc nội khoa là phương pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh hẹp tắc động mạch vành

Các bệnh nhân bị bệnh hẹp tắc động mạch vành nên dùng thuốc nội khoa tích cực trước tiên để có kết quả tốt nhất. Gồm các thuốc tây y và thuốc nam:

Thuốc tây y: gồm các thuốc giãn mạch vành, thuốc chống kết tập tiểu cầu, phòng cơn đau thắt ngực, và các thuốc kiểm soát bệnh liên quan như thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ máu… Thuốc tây y được sử dụng trong bệnh hẹp tắc động mạch vành không có tác dụng bào mòn những mảng xơ vữa, làm sạch lòng mạch vành. Nhưng nó giúp giãn mạch giảm cơn đau thắt ngực, giúp ổn định mảng xơ vữa, tránh hiện tượng nứt vỡ các mảng xơ vữa và chống hình thành cục máu đông gây tắc đột ngột động mạch vành giúp hạn chế các biến cố tim mạch nhồi máu cơ tim.

cach-chua-hep-tac-dong-mach-vanh-2

Thuốc nam hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hẹp tắc động mạch vành

Thuốc nam hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hẹp tắc động mạch vành: Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh hẹp tắc động mạch vành hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh hẹp tắc động mạch vành đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

Lời khuyên từ Bác sĩ Tim mạch:

Như vậy, trước khi quyết định chọn cách hỗ trợ chữa hẹp tắc động mạch vành, điều quan trọng là người bệnh cần phải được thông tin và tư vấn đầy đủ với nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau để đánh giá được mức độ và tình trạng bệnh của bản thân trước khi đi đến quyết định lựa chọn phương pháp cuối cùng. Và để có thể tư vấn một cách đầy đủ và chính xác cho bệnh nhân, những bác sĩ tiếp xúc và khám bệnh đầu tiên cần đánh giá chính xác mức độ của các thương tổn mạch vành.

Biên tập bởi: Bác sĩ tim mạch tại Hà Nội.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin