Làm sao để phòng bệnh mạch vành ở bệnh nhân mắc tiểu đường
Để kiểm soát nguy cơ và phòng bệnh mạch vành ở các bệnh nhân mắc tiểu đường, cần thực hiện tốt mục tiêu (ABC) bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc hợp lý. Các mục tiêu ABC là:
A là HbA1C (A-1-C)
HbA1C có giá trị đánh giá nồng độ đường trong máu của bạn trong vòng 3-4 tháng trước đó và thường có chỉ định làm xét nghiệm HbA1C cho bệnh nhân mỗi 3-4 tháng. Mức HbA1C theo khuyến cáo của Hội đái tháo đường Mỹ là dưới 7%. Nếu để HbA1C tăng lên 1% thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 11%.
B (Blood pressure) là huyết áp
Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch. Huyết áp càng cao thì tim càng phải hoạt động mạnh để bơm được máu vào các mạch, vì vậy có nguy cơ bị suy tim nếu huyết áp cao nhiều hoặc cao kéo dài. Nếu để huyết áp tâm thu tăng thêm 10mmHg thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng lên 15%.
C là mỡ máu (Cholesterol)
Cholesterol chính là lượng mỡ trong máu. Trong cơ thể có nhiều loại mỡ máu khác nhau, HDL-cholesterol (HDL-C) được gọi là mỡ máu tốt vì nó có tác dụng bảo vệ tim mạch còn LDL-cholesterol (LDL-C),Triglycerides (TG) là mỡ máu xấu vì nó có thể gây xơ vữa các mạch máu và dẫn tới bị các bệnh lý tim mạch. Theo các nghiên cứu, nếu để LDL-C tăng lên 1mmol/l thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 57%. Nhưng nếu làm tăng được HDL-C lên thêm 0,1mmol/l thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành xuống 15%.
10 nguyên tắc phối hợp thức ăn dành cho người bệnh mạch vành mắc tiểu đường
Nguyên tắc phối hợp thức ăn dành cho người bệnh mạch vành mắc tiểu đường
Dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường gồm 3 nguyên tắc cơ bản: cân bằng tổng năng lượng; cân bằng chất dinh dưỡng và cân bằng phân bố thức ăn. Vấn đề trọng tâm trong dinh dưỡng đối với người bệnh mạch vành mắc tiểu đường là cân bằng năng lượng, tức tiến hành điều tiết việc cung cấp năng lượng đối với cơ thể.
- Người bệnh nên hạn chế ăn uống. Đối với người có bệnh tình nhẹ không nghiêm trọng, mới có triệu chứng hay tuổi tác đã lớn, thừa cân hoặc béo phì đều nên cân nhắc cách sử dụng thực phẩm.
- Bệnh nhân tình trạng tương đối nặng, người gầy rộc, xuất hiện triệu chứng lao phổi, ung bướu hoặc những người không thể dùng phương pháp trị liệu bằng thực phẩm thì ngoài việc chọn dùng thức ăn để khống chế ra còn phải tiêm insulin để chữa trị, đồng thời dựa vào các loại insulin để điều chỉnh ăn uống.
- Việc ăn uống của những người thừa cân nên nghiêm khắc không chế ngay từ nhiệt năng, nên từng bước giảm nhiệt năng, giảm nhẹ thể trọng. Sau khi thể trọng giảm có thể thay đổi lượng đường nạp vào cơ thể. Thông thường phải dựa vào tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, tình trạng dậy thì, đường trong máu, trong nước tiểu, tình hình sức khỏe và các triệu chứng để tính toán nhiệt lượng và thành phần dinh dưỡng.
- Thành phần thức ăn cần duy trì được sự trao đổi chất thông thường và đảm bảo các chất dinh dưỡng: Protein, chất béo, đường với tỉ lệ thích hợp (protein chiếm 15% tổng nhiệt lượng, chất béo 20-25%, đường 50-60%),phải có đủ vitamin B, C và muối vô cơ.
- Khi lên thực đơn cho người bị tiểu đường cần chú ý đến thói quen ăn uống, như món ăn mỗi bữa, thời gian địa điểm và tình trạng sức khỏe hàng ngày. Phải thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu sử dụng thực phẩm cho người bệnh và thói quen ăn uống của họ.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của người bệnh để sắp đặt số bữa trong ngày và thời gian ăn. Nếu người bệnh không phụ thuốc vào insulin mỗi ngày, có thể ăn ngày 3 bữa, còn nếu phải dựa vào insulin thì mỗi ngày có thể ăn 4-5 lần. Trước khi ngủ đêm nên ăn thêm một bữa tăng cường.
- Người bệnh phải phụ thuộc vào insulin không thể sử dụng thực phẩm ở thể rắn thì nên hâm nóng thức ăn trước khi sử dụng. Có thể dùng đồ uống chứa 10% đường thay thế, hoặc truyền gluco qua tĩnh mạch để tránh xuất hiện phản ứng insulin.
- Người bệnh phụ thuộc vào lượng insulin nếu không sử dụng được hết toàn bộ thực phẩm quy định thì phải tính đến lượng đường bổ sung, có thể dùng đường hoặc đồ uống bổ sung. Tuy nhiên phải đợi 2-3 giờ sau khi ăn để tránh phản ứng insulin.
- Để phòng chống bệnh tiểu đường và cao huyết áp, động mạch bị cứng hóa, nên điều chỉnh lượng cholesterol mỗi ngày không quá 300mg. Khống chế lượng chất béo ở mức 40-60g là thích hợp, không dùng mỡ động vật mà nên dùng dầu thực vật.
- Bệnh nhân tiểu đường khi xuất viện thì việc ăn uống, kê đơn thuốc phải phù hợp với tình hình kinh tế. Bệnh nhân cần nhanh chóng thích nghi với các món ăn gia đình, khi xuất viện nên mang theo thực đơn bác sĩ đã hướng dẫn.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh mạch vành ngày càng gia tăng, số lượng những bệnh nhân mắc tiểu đường kết hợp bệnh mạch vành cũng khá cao; do đó, việc có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là rất cần thiết, góp phần giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể mắc phải. Hi vọng, bài viết “10 nguyên tắc phối hợp thức ăn dành cho người bệnh mạch vành mắc tiểu đường” đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Biên tập bởi: Bác sĩ tim mạch
@ Thông tin hữu ích: “ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả