Skip to content

Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Bác Sĩ Tim Mạch 15.07.20172526 lượt xem
Tăng huyết áp là bệnh lý thường xảy ra ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2. Sự phối hợp giữa tăng huyết áp và đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ biến chứng và tử vong tim mạch ở nhóm bệnh nhân này.

Xác định tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Hiện vẫn chưa thống nhất về tiêu chí chẩn đoán tăng huyết áp (THA),ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ).

Tiêu chí THA của WHO/ISH (2004) của người không ĐTĐ là ≥ 140/90 mmHg và khuyến cáo duy trì huyết áp bệnh nhân ĐTĐ dưới 130/90 mmHg.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) năm 2009: xác định THA bệnh nhân ĐTĐ là ≥

130/80 mgHg.

Do tầm quan trọng của trị số huyết áp (HA) đối với bệnh nhân đái tháo đường vì thế khi đánh giá THA ở bệnh nhân ĐTĐ cần tuân thủ theo một số quy định:

  • Sử dụng máy huyết áp thủy ngân.
  • Thực hiện đo HA ít nhất 2 lần.
  • Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo huyết áp.
  • Đo huyết áp tư thế để phát hiện hạ huyết áp tư thế.
  • Cần loại trừ THA phản ứng như THA do áo choàng trắng, do tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ (insulin, sulfonylurea),tai biến tim mạch, do stress…
  • Nếu có điều kiện có thể theo dõi HA trong 24 giờ (Holter HA 24 giờ).
  • Siêu âm doppler động mạch 2 chi dưới, động mạch thận, động mạch cảnh.
  • Siêu âm tim (đánh gái phì đại thất trái, chức năng tâm trương…)
  • Microablumine niệu
  • Soi đáy mắt
  • Khám bàn chân
  • Đo chỉ số huyết áp tâm thu còn gọi chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI: Ankle Brachial Index)

Sinh lý bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Sự liên quan giữa THA, béo phì và ĐTĐ rất phức tạp, THA chiếm tỷ lệ cao ở người ĐTĐ hơn là người không ĐTĐ. Khi so sánh với tuổi, giới, chủng tộc, béo phì, hoạt động thể lực và tiền sử gia đình ghi nhận tần suất THA ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc ĐTĐ. Các lý do có thể làm gia tăng ưu thế để phát triển thành ĐTĐ ở người THA nguyên phát cũng đã được nghiên cứu. Chúng bao gồm rối loạn thành phần tổ chức cơ vân (nhiễu mỡ và giảm các sợi cơ co nhạy cảm chậm với insulin),giảm lưu lượng máu đến tổ chức cơ là kết quả của sự phì đại mạch máu, thưa thớt mạch máu, co mạch và rối loạn đáp ứng điều hòa hậu thụ thể đối với Insulin.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1, tỷ lệ THA ít gặp trong những trường hợp không có bẹnh thận ĐTĐ, huyết áp thường bắt đầu tăng sau 3 năm xuất hiện microalbumin niệu. Trong nghiên cứu tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ trên 3068 bệnh nhân (UKPDS). Tỷ lệ tăng huyết áp phát hiện ở nhóm ĐTĐ mới phát hiện là 39%. Ở những bệnh nhân này, THA thường phối hợp với các thành tố của hội chứng chuyển hóa như là béo phì, tăng TG, tăng Insulin. Tỷ lệ microalbumin niệu ở nhóm THA này là 24%. Các dấu chứng này là sự khác biệt về sinh lý bệnh THA giữa ĐTĐ type 1 và type 2, trong đó THA của ĐTĐ type 2 liên quan chặt chẽ với các thành tố của hội chứng chuyển hóa tim.

tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Microalbumin niệu là dấu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh thận ĐTĐ. Đây không những là yếu tố nguy cơ của bệnh thận ĐTĐ mà cũng là yếu tố nguy cơ về tỷ lệ tử vong và mắc bệnh về tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ và không ĐTĐ.

Bệnh nhân ĐTĐ có sự gia tăng thuộc tính ứ muối và gia tăng thể tích. Gia tăng nhạy cảm muối ở các bệnh nhân này liên quan nhiều cơ chế như tái hấp thu muối tại thận do tăng đường máu ở ống lượn gần, tăng insulin máu và bất thường hệ thống Renin Angiotensine Aldosterone tại thận. Vì vậy hạn chế muối trong chế độ ăn của các bệnh nhân này rất quan trọng trong điều trị THA.

Bình thường, insulin có tác dụng gây giãn mạch và gia tăng lượng máu đến cơ thuận lợi cho sử dụng glucose. Tác dụng này qua trung gian một phần gia tăng sản xuất chất NO do insulin làm tăng hoạt động của NO synthase. Insulin thất bại trong việc đưa lượng máu đến cơ trong béo phì và trong đái tháo đường là kết quả của sự giảm khả năng kích thích NO.

Béo phì, đặc biệt là béo phì dạng nam là nguy cơ của THA và ĐTĐ. Béo phì dạng nam, THA và rối loạn lipid máu, ĐTĐ là các thành phần của hội chứng chuyển hóa tim. Ngoài ra còn có các bất thường khác như là microalbumin niệu, tăng đông máu, rối loạn tiêu sợi huyết và tăng tình trạng viêm trong hội chứng này.

Tóm lại, Tăng huyết áp ở bệnh nhân Đái tháo đường thường gặp với bệnh nguyên đa dạng, nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp. Tỷ lệ biến chứng và tử vong chủ yếu liên quan đến tim mạch. Song song với việc kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế các yếu tố nguy cơ, việc tiến hành điều trị cần tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc, chọn lựa thuốc hay phối hợp nhiều loại thuốc nhằm kiểm soát huyết áp dưới 130/80 mmHg.

 Theo www.vnha.org.vn

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Chế phẩm viên nén Cardocorz là sản phẩm duy nhất được bào chế từ sự kết hợp từ cao Dong riềng đỏ và cao Đan sâm. Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên toàn quốc, phù hợp với những người sau đặt stent, có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch có các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, với liều dùng mỗi lần uống 3 viên, ngày uống từ 2-4 lần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh; trường hơp còn đau ngực sau can thiệp mạch vành: tháng đầu ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên; các tháng sau duy trì 6 viên/ngày chia 2 lần. Thông tin chi tiết và sản phẩm, vui lòng xem tại đây. Để được tư vấn về cách sử dụng và liều lượng Cardocorz khi uống cùng thuốc tây, vui lòng điện thoại trực tiếp với bác sĩ  theo số máy 0932 319099 / 0963 682696 hoặc đăng kí theo biểu mẫu bên dưới để được bác sĩ tim mạch tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin