Skip to content

Chỉ số BMI - Thước đo đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì

Bác Sĩ Tim Mạch 21.08.20172943 lượt xem
BMI viết tắt theo Body Mass Index  - được dùng phổ biến để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

Chỉ số BMI là gì?

BMI là một chỉ số cơ thể được dùng phổ biến trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng. Đây là phương pháp đơn giản và chính xác có thể đánh giá mức độ cơ thể: thiếu cân, đạt chuẩn hay thừa cân thông qua số liệu về chiều cao và cân nặng cơ thể.

Đối tượng sử dụng chỉ số BMI 

Công thức BMI được áp dụng cho cả nam và nữ, chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi),không áp dụng cho: phụ nữ mang thai và cho con bú, vận động viên, tập thể hình( vì nhiều cơ bắp, ít mỡ),những người mới ốm dậy và chỉ số này có sự thay đổi giữa các quốc gia.

Cách tính chỉ số BMI 

Cách Tình Chỉ Số BMI

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Ví dụ, nếu chiều cao của bạn là 160 cm, cân nặng là 55 kg. Chỉ số BMI của bạn = 55 : (1.6 x 1.6) = 21,5

Đánh giá chỉ số BMI theo WHO

BMI < 18,5: người gầy

BMI = 18,5 – 24,9: bình thường

BMI = 25: thừa cân

BMI = 25 – 29.9: tiền béo phì

BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ I

BMI = 35 – 39.9: người béo phì độ II

BMI = 40: người béo phì độ III

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số BMI 

Ưu điểm: BMI là công cụ tính toán nhanh và khá chính xác về tình trạng cân nặng của cơ thể, giúp theo dõi cân nặng và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.

Nhược điểm: BMI không thể tính toán được lượng mỡ trong cơ thể và điều này khiến các nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong tương lai.

Những người có nguy cơ thừa cân béo phì 

Thừa cân béo phì có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi...

Người có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì bao gồm:

  • Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu
  • Người sống tĩnh tại, nhân viên văn phòng, ít vận động
  • Phụ nữ sau khi sinh
  • Trong gia đình có nhiều người bị béo phì
  • Dân cư đô thị

Hậu quả của thừa cân và béo phì ở người lớn

Béo phì có thể là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm:

Bệnh lý tim mạch: Cholesterol hay còn gọi là mỡ máu, đặc biệt là cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tại nước ta, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đứng đầu, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.

Bệnh lý đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do “mỡ bám”, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ.

Bệnh lý đường tiêu hóa: Thừa cân, béo phì khiến mỡ bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các sản phẩm độc hại dễ sinh ung thư đại tràng. Mỡ ứ đọng trong gan gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật

Đái tháo đường: Thừa cân, béo phì làm số lượng insulin ở màng tế bào suy giảm, chức năng từng thụ thể đơn lẻ bị suy yếu, chức năng truyền tín hiệu vào bên trong tế bào của thụ thể bị tổn thương,… Điều này khiến chất đề kháng insulin được sản sinh, đường trong máu khó được chuyển vào tế bào gây đái tháo đường tuýp 2

Rối loạn nội tiết: Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Có thai nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.

Bệnh lý xương khớp: Thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, dễ mắc bệnh Gút.

Tổn thương da: Thừa cân, béo phì gây lão hóa da sớm nên người béo thường già trước tuổi. Da thường bị sạm đen ở vùng cổ, gáy, háng, khuỷu tay.

Ung thư: Một số nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan giữa béo phì và một số bệnh lý ung thư như: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Đã có nhận định rằng: “Chỉ trong vòng 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư”.

Suy giảm trí nhớ: Trẻ bị thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh kém hơn trẻ bình thường. Người lớn có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn.

Giảm tuổi thọ: Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh, béo phì làm giảm 6 - 8 năm tuổi thọ.

Phòng ngừa thừa cân béo phì đưa BMI về mức tối ưu

  • Tập thể dục ít nhất 3 lần (it nhất 30 phút) mỗi tuần.
  • Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn,...
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia
  • Ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế chất béo, tinh bột, đường và muối.

Theo Bác sĩ tim mạch

@ Thông tin hữu ích: “ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả”

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin