Đau thắt ngực ở bệnh mạch vành biểu hiện như thế nào?
Cảm giác đau:
Bình thường, có tới 70% bệnh nhân bị hẹp lòng mạch vành từ 30-70% không có biểu hiện đau. Tính chất đau ngực trong bệnh mạch vành (đau ngực kiểu mạch vành) nếu được biểu hiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau bó chặt hoặc đè nặng; hoặc ngược lại như nhói châm, ran ran, ngăn ngăn, có khi cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ; hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác như khó thở hoặc ngộp thở.
Nhưng có bệnh nhân mô tả chỉ như hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi; kèm theo có thể chóng mặt, hoảng hốt.
Đau ngực dấu hiệu bệnh mạch vành ( Ảnh minh họa)
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…..Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Vị trí đau:
Vị trí đau ở thể đau thắt ngực ổn định là ở sâu phía sau xương ức hoặc ngay ở dưới núm vú trái. Có thể đau ở vùng trước tim, vai trái hoặc phải, bụng trên, lưng.
Một điểm rất quan trọng đó là hướng lan tỏa của đau đó là đau xuyên lồng ngực ra phía sau tới vùng giữa hai bả vai, thường bị hơn là đau lên hai vai và sang tay trái dọc xuống cánh tay, cẳng tay có khi cả ngón tay. Đau có khi lan khá xa như lan lên cổ, rồi rằng và hàm dưới (không bao giờ vượt tới hàm trên),xuống thượng vị (không bao giờ xuống quá rốn) hoặc hạ sườn phải. Bệnh nhân có khi tiếp nhận như đau ở thực quản, ở dạ dày, túi mật mà tưởng như ợ ra được thì khỏe.
Cũng có thể chỉ khởi phát đau ở một trong các vùng kể trên của hướng lan mà không hề đau ở vùng ngực.
Vị trí đau thắt ngực trong bệnh mạch vành
Thời gian đau:
Độ dài của cơn đau chỉ từ 30 giây tới vài chục phút*Lưu ý: thời gian có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người, nhưng cơn điển hình thường là dăm – bảy phút.
Thời điểm hay bị đau:
Cơn đau thường xuất hiện đang khi hoặc ngay sau khi gắng sức thể lực hoặc xúc động nhưng mau lẹ, giảm rõ và hết hẳn nều nghỉ ngơi hoặc ngậm dưới lưỡi viên thuốc giãn mạch vành. Cơn đau liên quan với gắng sức hoặc xúc động, stress sẽ giúp cho việc phân định ra đó là cơn đau thắt ngực mạch vành.
Nhưng gắng sức và xúc động đã nêu, cần hiểu rộng bao gồm cả bữa ăn quá no nê, thở hít không khí lạnh, ngộ gió lạnh, cơn rối loạn nhịp nhanh, sốt, giao hợp…
Phân loại các cơn đau mạch vành: Có thể xếp loại đau ngực theo hoàn cảnh phát sinh cơn đau: Đau thắt ngực gắng sức, Đau thắt ngực xúc động, Đau thắt ngực gặp lạnh, Đau thắt ngực đêm, Đau thắt ngực đang ăn, Đau thắt ngực sau bữa ăn, Đau thắt ngực do nhịp tim nhanh, Đau thắt ngực do cơn co thắt mạch vành, Hội chứng X.
Cây Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành của người Dao ( Ảnh minh họa)
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù.....Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Cách phân biệt đau ngực mạch vành với các đau ngực khác
Đau màng ngoài tim: đau kéo dài hơn so với đau thắt ngực mạch vành, đau tăng dữ dội khi màng ngoài tim di động nhiều (vặn mình, hít vào sâu).
Đau bóc tách thành động mạch chủ: đau ngực sinh ra rất đột ngột, đau dữ dội như xé, như cắt, đau vùng sau xương ức, cũng có hướng lan ra sau lưng.
Đau ngực không do hệ tim mạch: Đau dây thần kinh gian sườn; Đau do Herpes Zoster (bệnh Zona) vùng ngực; Bệnh dây thần kinh trụ với dị cảm vùng cẳng tay, ngón út; Đau rễ thần kinh ngực, cổ; Đau do viêm dạ dày, loét dạ dày; Đau ngực do co thắt thực quản, viêm thực quản trào ngược; Đau ngực do bệnh sỏi mật, viêm màng phổi, viêm sụn sườn; Đau ngực do lo âu, suy nhược thần kinh – tuần hoàn…
Đau thắt ngực do dây thần kinh gian sườn
Khi có dấu hiệu của bệnh đau thắt ngực, để được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời, quý độc giả có thể đến trực tiếp phòng khám số 42A Trần Xuân Soạn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để được bác sĩ khám bệnh và tư vấn liệu pháp phù hợp. Hoặc gọi số điện thoại 0932 319 099 để được bác sĩ tư vấn qua điện thoại trước khi tới phòng khám hoặc cơ sở y tế gần nhà
Biên tập tin bởi Bác sĩ tim mạch
*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.