Skip to content

Chăm sóc đúng cách người bệnh nhồi máu cơ tim sau hồi phục

Bác Sĩ Tim Mạch 12.04.201814964 lượt xem
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể hồi phục được sau nhồi máu cơ tim. Việc hiểu biết về bệnh nhồi máu cơ tim và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn và người thân bớt lo lắng về sức khỏe.

Lý giải tại sao bạn bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, bất cứ thời gian nào của bạn. Bệnh thường xảy ra âm thầm và là kết quả của một quá trình diễn biến âm thầm trước đấy.  Nhồi máu cơ tim là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp máu chủ yếu do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn một nhánh mạch vành cung cấp máu cho vùng cơ tim đó.

Các mảng xơ vữa tiến triển một cách từ từ và tương đối phức tạp. Rất dễ gặp ở những người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao,... và cả ở những người hút thuốc lá, có lối sống bất hợp lý. Chúng được hình thành ở lớp áo trong - lớp áo trong cùng bảo vệ động mạch; mỡ máu xấu cùng các chất cặn khác trong máu dần dần lắng đọng trên thành mạch làm cho thành động mạch dày lên tạo thành mảng, gây cản trở dòng máu chảy qua.

Khi mảng xơ vữa này lớn dần lên bít tắc hoàn toàn lòng mạch hoặc chúng bị nứt vỡ sẽ hình cục máu đông làm tắc đột ngột dòng chảy khiến vùng cơ tim do mạch máu đó nuôi sẽ bị thiếu máu, tổn thương hoặc chết một phần.

Dấu hiệu cảnh bảo trước nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Nhiều bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khá điển hình cảnh báo nhồi máu cơ tim như: cơn đau thắt ngực điển hình, hồi hộp trống ngực, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn, choáng váng,...

Bên cạnh đó, lại có không ít những trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít có triệu chứng đau ngực. Điều này được lý giải bởi sự hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch một cách âm thầm, từ từ, nên người bệnh đôi khi chỉ cảm thấy nặng ngực, khó chịu vùng ngực khi gắng sức và dễ bỏ qua triệu chứng này, thường đến khám khi bệnh đã trở nặng.

Nguyên nhân nữa làm bệnh trở nên thầm lặng là do cơ thể chúng ta luôn có khả năng thích nghi với hoàn cảnh, do đó, khi mạch vành bị hẹp, các động mạch sẽ giãn ra hoặc xuất hiện tuần hoàn bàng hệ (hình thành các mạch máu rất nhỏ) để đưa máu tới vùng cơ tim được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch đang bị hẹp.

Trái tim sẽ ra sao khi bạn đã hồi phục sau nhồi máu cơ tim?

Vì tế bào cơ tim không có khả năng phân chia nên khi vùng cơ tim bị tổn thương sẽ không có khả năng hồi phục mà sẽ trở thành “sẹo”. Những vùng cơ tim xung quan không bị tổn thương hoặc chưa chết sẽ có thể hồi phục dần nếu được cung cấp đầy đủ oxy và phụ thuộc vào thái độ rèn luyện của bạn sau khi lành bệnh. Nếu vùng cơ tim hoại tử ít thì sẽ ít ảnh hưởng tới hoạt động của trái tim. Ngược lại, nếu vùng tổn thương lớn sẽ làm khả năng bơm máu của tim bị suy yếu, ảnh hưởng tới hoạt động thể lực của bạn.

Chăm sóc sau hồi phục nhồi máu cơ tim

Hầu hết sau khoảng từ 4-6 tuần, bạn có thể quay trở lại với công việc hàng ngày của mình. Bạn đừng quên những lời khuyên của bác sĩ sau hồi phục đó là việc dùng thuốc theo đơn và có một chế độ tập luyện phù hợp với sức của bạn sau nhồi máu cơ tim ổn định, đừng quá ham với công việc mà quên nghỉ ngơi thư giãn; cũng không nên thấy sức mình khỏe hơn mà cố gắng tập luyện quá nhiều, nên xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi thư giãn và rèn luyện phù hợp nhất có thể. Một điều cần lưu ý là sau hồi phục nhồi máu cơ tim, bạn hoàn toàn có thể chơi thể thao, với điều kiện không quá gắng sức và không chơi các môn thể thao mạo hiểm, cần nhiều thể lực.

Sau nhồi máu cơ tim, nhiều bệnh nhân sẽ có cảm giác sợ hãi, nghĩ rằng mình sắp chết hoặc sỡ hãi vì mình có thể tái phát nhồi máu cơ tim; một số người sẽ thay đổi tâm lý, tính cách, thường hay tức giận hoặc bị trầm cảm. Do đó cần người nhà quan tâm động viên trò chuyện và cảm thông với người bệnh.

Không ai có thể trả lời chắc chắn về khả năng tái phát nhồi máu cơ tim của bạn là bao nhiêu. Nếu bạn tuân thủ tốt các chỉ định điều trị của bác sỹ về dùng thuốc, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn, tập luyện, làm việc và nghỉ ngơi thì khả năng tái phát sẽ giảm xuống đáng kể.

Chế phẩm dong riềng đỏ

(Hình ảnh Chế phẩm Dong riềng đỏ)

Đồng thời, trong việc phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ mang lại kết quả khả quan. Chế phẩm Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, làm sạch lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì bạn sẽ hạn chế được rủi ro mắc phải. Hi vọng bài viết “nhồi máu cơ tim và chăm sóc đúng các sau hồi phục” hữu ích với bạn đọc.

Theo Bác sĩ tim mạch

" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY " 

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 3
Quảng cáo cuối bài tin