Skip to content

Bác sĩ tim mạch tóm tắt sáu bước để có một trái tim khỏe mạnh

Bác Sĩ Tim Mạch 21.04.20161878 lượt xem
Bệnh tim là bệnh đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới, vì nó kẻ giết người số một của cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các cơn đau tim và các nguyên nhân gây bệnh tim đều có thể được ngăn chặn. Bác sĩ tim mạch sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Huyết áp

Một trong những yếu tố dự báo mạnh nhất đối với bệnh tim được đo bằng con số huyết áp của bạn. Bạn nghe những con số, nhưng bạn có biết những gì nó muốn nói?

Sáu bước để có một trái tim khỏe mạnh

Sáu bước để có một trái tim khỏe mạnh

Số đầu tiên là huyết áp tâm thu - áp lực của máu lên thành mạch máu khi tim bóp đẩy máu từ tim đi.

Số thứ hai là huyết áp tâm trương  - áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn, lúc đó tim tràn ngập máu.

Chỉ số huyết áp:

 Huyết áp tâm thu (mmHg)Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp bình thường< 130< 85
Tiền tăng huyết áp130- 14085- 90
Tăng huyết áp>= 140>= 90

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch  ( hình ảnh minh họa)

Các chuyên gia khuyên rằng những người có tiền cao huyết áp - ước tính khoảng 45 triệu đàn ông và phụ nữ - cần có một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ bị biến chứng huyết áp, chẳng hạn như bệnh tim , đột quỵ , và suy thận.

2.Cholesterol

Có lẽ yếu tố nguy cơ quen thuộc nhất gây bệnh tim mạch chính là Cholesterol. Cholesterol là một loại chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bạn.Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol - hoặc không đủ lượng cholesterol tốt- trong máu làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, có thể dẫn đến bệnh tim , đau tim và đột quỵ .

Cholesterol được coi là bất thường khi:

Tổng số cholesterol cao hơn 5,2 mmol/l ( hay 200mg/dl)

HDL hay mức cholesterol tốt thấp hơn 0,9 mmol/l ( hay 35 mg/dl).

LDL hay cholesterol xấu là hơn 3.4 mmol/dl (hay 130 mg/dl).

3.Chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index (BMI))

Đây là một biện pháp đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể. BMI sử dụng cân nặng và chiều cao của một người để đánh giá tổng số chất béo cơ thể. Khi cơ thể thừa cân hay béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh. Trong đó bệnh tim mạch chiếm đa số. Vì vậy cần kiểm soát cân nặng sao cho có chỉ số BMI hợp lý nhât.

Với công thức BMI= Cân nặng/Chiều cao2

Bảng chỉ số BMI châu á

Chỉ số BMI < 18.5 là gầy
Chỉ số BMI 18.5-22.9 là bình thường

Chỉ số BMI 23-24.9 là thừa cân .

Chỉ số BMI từ 25 trở lên là béo phì.

4.Đường trong máu

Thừa cân và lười tập thể dục - đó là những gì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 . Nó là bệnh không thể xem nhẹ bởi vì nó có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ , bệnh thận , và thậm chí mù lòa.

Thừa cân là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch

Thừa cân là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch

Một xét nghiệm đường huyết lúc đói - thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường typ 2 .

Chỉ số đường trong máu lúc đói bình thường là 3.9- 6.4 mmol/l, cao khi chỉ số này lớn hơn 6.4 mmol/l. Khi chỉ số đường huyết không nằm trong giới hạn bình thường cần nhanh chóng đến bác sĩ.

5.Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc để có một trái tim khỏe mạnh.

Cần hạn chế ăn các đồ ăn có chứa nhiều Cholesterol như mỡ động vật, nội tạng động vật. Hạn chế ăn các đồ chiên nướng, giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tăng cường ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin và chất khoáng, chứa nhiều chất xơ.

Tất cả mọi người từ 50 tuổi trở lên hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, suy tim, đều nên sử dụng cây thuốc Dong riềng đỏ của đồng bào người dân tộc Dao trên vùng núi cao, đã được Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học bản địa nghiên cứu có 7 tác dụng trong cây Dong riềng đỏ là phòng và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim, giãn mạch vành, giảm đau ngực nhanh, làm sạch lòng mạch vành, ổn định nhịp tim, hạ huyết áp và an thần.

Cây dong riềng đỏ phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Cây dong riềng đỏ phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch ( hình minh họa)

6.Tập thể dục

Tập thể dục là điều mà bất cứ ai cũng cần phải làm. Nó sẽ làm tăng sức chịu đựng của tim, và cũng giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc. Làm tiêu hao lượng mỡ thừa của cơ thể, giữ cho cơ thể có một sức khỏe tốt.

Mỗi ngày nên luyện tập ít nhất là 30 phút các môn thể dục luyện tập sự dẻo dai như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đánh bóng, đánh cầu... Đối với những người cao tuổi và những người có tiền sưu các bệnh tim mạch không nên thực hiện các môn thể thao nặng như đẩy tạ, vật hay chạy nhanh.

Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin