Skip to content

Nhận biết và phòng ngừa bệnh mạch vành

Bác Sĩ Tim Mạch 08.08.20181091 lượt xem
Bệnh động mạch vành (Bệnh mạch vành) là căn bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải được phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Dưới đây là cách phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh mạch vành đúng cách mà bạn nên biết.

Nhận biết và phòng ngừa bệnh mạch vành

Nhận biết và phòng ngừa bệnh mạch vành (Ảnh: internet)

Mối nguy hại của bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch hiện nay. Ở nước ta, bệnh mạch vành ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.

Khi động mạch vành (mạch máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ tim) của bạn bị hẹp hoặc tắc thì vùng cơ tim tương ứng mà nó chi phối sẽ bị thiếu máu. Tuỳ vào vị trí và mức độ hẹp mà diện tích vùng cơ tim bị tổn thương là khác nhau. Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ gồm hai tổn thương chính: Tổn thương thiếu máu không hồi phục và tổn thương có hồi phục. Phần cơ tim bị hoại tử sẽ hình thành sẹo xơ và mất hoàn toàn chức năng sinh lý, phần còn lại trong vùng này sẽ bị suy giảm chức năng sinh lý.

Mối nguy hại của bệnh mạch vành

Mối nguy hại của bệnh mạch vành (Ảnh: internet)

Bệnh mạch vành không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp đe dọa đến tình mạng của người bệnh. Đồng thời, nó làm tổn thương cơ tim, vùng cơ tim bị tổn thương càng rộng thì chức năng cơ tim càng giảm, gây ra rối loạn nhịp tim, rối loạn vận động vùng, phân số tống máu giảm, lâu ngày dẫn tới suy tim.

Phát hiện sớm bệnh mạch vành

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh mạch vành. Bệnh nhân thường có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu nhói nhói ở trong lồng ngực. Vị trí đau thường gặp ở sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim; đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết(nhất là gặp lạnh); một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. 

Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút, có thể kéo dài hơn, nhưng thường không quá 20 phút. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kéo dài trong nhiều ngày cần nghĩ đến Nhồi máu cơ tim. Tần suất cơn đau thắt ngực không cố định, có thể vài tuần hoặc vài tháng một lần, nhưng năng hơn là vài lần một ngày.

Phát hiện sớm bệnh mạch vành

Phát hiện sớm bệnh mạch vành (Ảnh: internet)

Có 2 loại đau thắt ngực là cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau thắt ngực ổn định nguyên nhân do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến 1 mức độ nào đó hay trong cùng 1 hoàn cảnh (khi làm việc nặng quá sức, căng thẳng quá nhiều,...); cơn đau giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Đau thắt ngực không ổn định (hội chứng vành cấp) cơn đau thường xảy ra bất kỳ lúc nào, cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức nhưng không đỡ khi ngừng gắng sức. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột tử.

Ngoài ra, người bệnh mạch vành còn có thể kèm theo các biểu hiện như khó thở, cảm giác ngộp thở, hồi hộp trống ngực, vã mồ hôi, chán ăn, buồn nôn- nôn, mệt mỏi,...

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành tuy khá nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được. Nhưng phải phòng từ khi còn nhỏ với một chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe hợp lý. Không ăn quá nhiều chất béo, đường, không ăn mặn, giữ cho cơ thể một cân nặng lý tưởng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không hút thuốc lá; luôn cố gắng giữ cho mình một tâm hồn tươi trẻ không quá lo lắng, biết cách giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả (Ảnh: internet)

Những người có yếu tố nguy cơ cao như: gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu … rất cần đi khám bệnh định kỳ và kiểm soát tốt bệnh để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp. Những người bệnh đã, đang hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành đều được bác sĩ tim mạch khuyên nên sử dụng kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. 

Dong riềng đỏ là vị thuốc nam quý mà không hiếm của người dân tộc Dao, đã được nhóm nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Hội đồng Viện y học bản địa Việt Nam cùng sự hỗ trợ của hơn 10 giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí với kết quả nghiên cứu đạt được là tìm ra công dụng của cây thuốc Dong riềng đỏ: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần hiệu quả.

Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và biết cách phòng tránh thì bệnh sẽ ổn định. Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh mạch vành, cùng chung tay để chúng ta có một trái tim khỏe mạnh.

Đánh giá bài viết
6 bầu chọn /trung bình: 4
Quảng cáo cuối bài tin