Skip to content

Cần làm gì khi khi nhịp tim nhanh

Bác Sĩ Tim Mạch 09.06.201669941 lượt xem
Nhịp tim nhanh là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên không phải nhịp tim nhanh lúc nào cũng là bệnh. Vậy tại sao tim đập nhanh, nhịp tim nhanh có nguy hiểm không và cần làm gì khi nhịp tim bị nhanh?

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh là khi trái tim đập nhanh hơn bình thường. Nhịp tim bình thường là 60-100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim nhanh được coi là một nhịp tim lớn hơn 100 nhịp mỗi phút.

Khái niệm về nhịp tim nhanh

Khái niệm về nhịp tim nhanh

Có những nguyên nhân nào khiến tim đập nhanh?

Thông thường ở những người khỏe mạnh không có bệnh lý vê tim, khi vận động gắng sức như lao động, chơi thể thao, chạy nhảy trái tim của bạn sẽ đập nhanh hơn bình thường. Vì khi gắng sức các mô trong cơ thể đòi hỏi nhiều oxy hơn, việc này khiến tim phải làm việc chăm chỉ hơn mà đập nhanh hơn. Ngay cả khi đang gặp sự sợ hãi, lo lắng hay căng thẳng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên. Hay khi sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia cũng làm tim đập nhanh. Tuy nhiên nhịp tim nhanh cũng là dấu hiệu gặp trong rất nhiều bệnh nguy hiểm không thể bỏ qua.

  • Các bệnh về tim như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy tim giai đoạn đầu...
  • Các bệnh lý về phổi, khí phế quản.
  • Các bệnh nhiễm trùng, sốt, mất nước.
  • Thiếu máu
  • Huyết áp cao, huyết áp thấp
  • Cường giáp
  • Một số thuốc gây nhịp tim nhanh như thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh canxi, một số loại thuốc cảm, hay thuốc giãn phế quản...

Một số dấu hiệu cho thấy bạn mắc nhịp tim nhanh

  • Bạn có thể cảm thấy tim đập thình thịch trong lồng ngực hoặc cổ họng của bạn như đánh trống ngực, có thể gây đau hoặc khó chịu nhẹ. Bạn cũng có thể cảm thấy trái tim mình "rung", và có vẻ như là nó bỏ qua một nhịp.
  • Một số người có thể bị đau ngực ngoài dấu hiệu đánh trống ngực, có thể dao động từ một cảm giác khó chịu nhẹ đến đau dữ dội. Nếu bạn bị đau ngực kèm theo dấu hiệu đánh trống ngực hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Nếu nhịp tim nhanh đi kèm với sưng, phù cẳng chân hay mắt cá chân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim nguy hiểm.
  • Đôi khi bản thân không cảm nhận thấy được tim đang đập nhanh lên mà có cảm giác lo lắng, hồi hộp, bồn chồn, căng thẳng.

Mắc nhịp tim nhanh có thể nguy hiểm đến tính mạng

Nhịp tim nhanh chia ra rất nhiều mức độ, nhịp tim càng nhanh và không đều càng nguy hiểm. Có thể từ nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, thậm chí rung thất dẫn đến tử vong.

Nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Suy tim: Nhịp tim nhanh khiến tim hoạt động quá nhiều, tăng gánh nặng cho tim dẫn đến tim dần yếu đi mà bị suy.
  • Đột quỵ: Nhịp tim nhanh dễ dẫn đến hình thành cục máu đông làm bít tắc đột ngột động mạch não mà gây đột quỵ.
  • Ngừng tim: Những bệnh nhịp tim nhanh ác tính có thể gây ngừng tim như rung thất. Nếu trong trường hợp này không được cáp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Cần làm gì khi mắc nhịp tim nhanh?

  • Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giảm sự lo lắng, căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy thả lỏng cơ thể trong một môi trường yên tĩnh, và nhắm mắt lại, thở đều đặn, chậm và sâu.
  • Nếu bạn sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ, khi thấy nhịp tim nhanh hãy nhai nát 4 viên và nuốt, triệu chứng của bạn có thể giảm đi trông thấy.
  • Khi có các dấu hiệu hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh hãy gọi ngay cho bác sĩ Tim mạch để được tư vấn theo số 0932 319 099.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt để cải thiện bệnh

Đi bộ, bơi lội, hoặc hoạt động ngoài trời có thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi, giúp giảm cân, và thúc đẩy lưu thông oxy trong phổi và máu.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt để cải thiện bệnh

Thay đổi lối sống, sinh hoạt để cải thiện bệnh

  • Hút thuốc có thể gây nhịp tim nhanh và tăng nhịp tim. Nếu bạn hút thuốc, hãy chắc chắn rằng bạn có thể bỏ chúng. Hút thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.
  • Cà phê và rượu cũng có thể gây nhịp tim nhanh nên loại bỏ cà phê và rượu từ chế độ ăn uống của bạn, và các triệu chứng nhịp nhanh có thể giải quyết.

Nhịp tim nhanh còn được xem là dấu hiệu của bệnh mạch vành. Do đó, khi có dấu hiệu của việc tim đập nhanh, bạn nên đến địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị. Hiện nay, Dong riềng đỏ được xem là cây thuốc quý cho bệnh mạch vành, giúp điều hòa nhịp tim hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: greensuncare@gmail.com. Có thể để lại câu hỏi trên địa chỉ facebook của Bác sĩ tim mạch Tại đây, bác sĩ sẽ giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân.

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 4
Quảng cáo cuối bài tin