Skip to content

Cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ

Bác Sĩ Tim Mạch 22.12.20151207 lượt xem
Bệnh tim là căn bệnh nguy hiểm và nó còn nguy hiểm hơn đối với đối tượng là trẻ em. Trẻ em mắc bệnh tim mạch thường là do di truyền, bẩm sinh, do đó rất nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ một cách tốt nhất, bạn nên chú ý và hiểu rõ về căn bệnh này để có đủ kiến thức xử trí khi tình huống khó xảy ra. Sau đây là biện pháp cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ mà mỗi bố mẹ đều nên trang bị cho mình.

Thao tác CPR cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

Thao tác CPR cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ

Thao tác CPR cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ

Khi một trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị ngưng tim và ngưng thở, bạn sẽ cần đến thao tác CPR ( hô hấp tim phổi) để giúp các cơ quan quan trọng tiếp tục hoạt động. Đầu tiên là hà hơi thổi ngạt, sau đó sẽ kiểm tra sự tuần hoàn xem tim có bơm máu hiệu quả hay không, và oxygen có đi đến khắp cơ thể hay không. Nhìn, lắng nghe và cảm nhận về hơi thở, ho, cử động, sắc diện hiện thời hay bất cứ một dấu hiệu nào đó của sự sống trong vòng 10 giây. Nếu không xuất hiện một dấu hiệu nào hoặc nếu bạn không chắc chắn, khi ấy bắt đầu ép ngực. Điều này chỉ được thực hiện khi đã đặt trẻ lên một mặt phẳng  vững vàng.

Ép ngực ở trẻ

Kĩ thuật này áp dụng rộng rãi cho trẻ từ 1 đến 7 tuổi. Tuy nhiên, bạn nên tính đến thể trọng của trẻ khi quyết định liệu nên dùng kĩ thuật cho trẻ lớn hay trẻ sơ sinh.

  1. Đặt đầu gót bàn tay lên phần nửa dưới của xương ức. chống vững lên người nạn nhân, éo tay thẳng xuống, nén xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực.
  2. Thả lực ép những vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay trên xương ức. ép ngực 5 lần, tốc độ 100 lần/phút. Thời gian ép và thả bằng nhau.

Ép ngực cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ

Ép ngực cấp cứu tim ngừng đập ở trẻ nhỏ

Kết hợp ép ngực và hơi thổi ngạt

Ép ngực làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não. Để chắc rằng máu chứa đủ oxygen, bạn nên kết hợp ép ngực và hà hơi thổi ngạt.

Quá trình này cũng tương tự như thao tác CPR dành cho người lớn nhưng ép ngực nhẹ hơn, tỷ lệ thổi và ép ngực cũng khác nhau. Sau 5 lần ép nghiêng đầu, nâng cằm trẻ và thổi ngạt một lần.

Tiếp tục chu trình CPR không gián đoạn trừ phi trẻ có thể cử động hoặc tự thở lại được. Tiếp tục cho đến khi:

  • Phương tiện cấp cứu đến mang trẻ đi.
  • Trẻ biểu hiện có sự tuần hoàn máu
  • Bạn quá mệt mỏi đến nỗi không thể tiếp tục được nữa (trong trường hợp này hãy cố gắng tìm một người khác thay thế, tiếp tục công việc này cho đến khi phương tiện y tế đến giúp).

Kết hợp ép ngực và hơi thổi ngạt

Kết hợp ép ngực và hơi thổi ngạt

Gọi cấp cứu vào lúc nào?

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, tim dễ ngừng đập về những vấn đề hô hấp. vì vậy nếu bạn ở một mình, bạn nên thực hiện thao tác CPR một phút trước khi gọi cấp cứu. điều đó sẽ đảm bảo đủ cung aaos đủ oxygen cho trẻ và đây là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn đề về hô hấp. nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn có thể bé trẻ cùng đi điện thoại. cố gắng đừng để trẻ một mình. Nếu trẻ phục hồi lại sau một khoảng thời gian, bạn có thể ngưng thao tác CPR những vẫn phải tiếp tục giám sát hơi thở cũng như sự tuần hoàn của trẻ đến khi nhân viên y tế đến.

Untitled

Biên tập: bacsitimmach.com.vn

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin