Skip to content

Tư vấn: Khó thở khi làm việc nặng có phải bị bệnh suy tim không?

Bác Sĩ Tim Mạch 04.11.20152304 lượt xem
Câu hỏi 45: Tôi bị khó thở khi làm việc nặng, như vậy có phải bị suy tim không? Làm sao phát hiện được mình có bị suy tim không?

Trả lời:

Những biểu hiện của suy tim:

Khó thở khi làm việc nặng có phải bị bệnh suy tim không?

Khó thở khi làm việc nặng có phải bị bệnh suy tim không?

  • Ho khan hoặc thở khò khè.
  • Phù
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt, lú lẫn.
  • Tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Tăng cân hoặc các triệu chứng khác: đầy bụng, chán ăn....

Dấu hiệu khó thở khi làm việc nặng của bạn cũng là một trong những biểu hiện của bệnh suy tim, nhưng không thể không nghi ngờ rằng khó thở này có thể là biểu hiện của bệnh khác như phổi hay bệnh lí nào đó.

Cách tốt nhất để phát hiện bạn có bị suy tim hay không bạn cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm để chẩn đoán. Các bác sỹ hỏi tiền sử bệnh, tìm các dấu hiệu như phù mắt cá chân, dùng ống nghe để nghe tiếng tim hoặc phát hiện có nước trong phổi. Nhiều xét nghiệm được dùng để khẳng định chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra suy tim và đánh giá mức độ nặng của bệnh.

Một số biện pháp để phát hiện bệnh như:

  • Điện tim không dùng để chẩn đoán suy tim, nghĩa là không thể nói chắc chắn có hay không có suy tim nếu chỉ nhìn vào kết quả điện tim đơn thuần, nhưng cũng thấy được một vài bằng chứng của bệnh gây suy tim hoặc các biểu hiện rối loạn nhịp tim.
  • Chụp phim tim phổi có thể chỉ ra tình trạng tim to, tình trạng ứ nước trong phổi mặc dù cũng khó long chẩn đoán được suy tim.

Một số biện pháp để phát hiện bệnh

Một số biện pháp để phát hiện bệnh

  • Ngày nay, siêu âm tim là xét nghiệm cơ bản, cho phép đo đạc kích thước buồng tim, phát hiện các bệnh lý van tim, đánh giá sức co bóp cơ tim. Thông thường mỗi lần làm siêu âm tim mất chừng 15 đến 60 phút.
  • Những kỹ thuật mới như chụp xạ hình cơ tim, chụp cản quang buồng tim… được áp dụng để đánh giá chính xác cũng như hỗ trợ điều trị có hiệu quả nguyên nhân gây suy tim.
  • Phân số tống máu (EF tính bằng %) là chỉ số để đo phần trăm lượng máu được quả tim bóp (tống) ra khỏi buồng tim trong mỗi nhát bóp, thường trong khoảng 55 đến 70%. Bệnh nhân suy tim ứ huyết thường có EF giảm nhiều. Tuy vậy một con số EF đơn thuần không hề nói lên toàn cảnh của bệnh: một số người đã biểu hiện suy tim nặng nề khi EF mới giảm xuống 40%; song một số khác thậm chí lại chẳng biểu hiện gì ngay cả khi EF chỉ còn 20%. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và diễn biến của suy tim.

Hiện nay, Dong riềng đỏ là cây thuốc quý dành cho bệnh tim mạch, đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc, đứng đầu nhóm nghiên cứu là Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán),hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 3
Quảng cáo cuối bài tin