Skip to content

Khó thở và các dấu hiệu chẩn đoán bệnh tim mạch

Bác Sĩ Tim Mạch 15.06.201553437 lượt xem
Bệnh tim mạch và tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 1/5 dân số Việt Nam cho đến năm 2017, một dự báo của Hội tim mạch. Có nhiều dấu hiệu để phát hiện các bệnh về tim mạch, trong đó phải kể đến triệu trứng khó thở ở người bệnh. Việc phát hiện sớm có vai trò hết sức quan trọng giúp ngăn ngừa và có biện pháp xử trí kịp thời, giảm bớt các tai biến chết người của nó. Dưới đây là các biểu hiện cần được chú ý:

Khó thở trong bệnh tim mạch

Bệnh nhân cảm thấy khó thở

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù.....Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Khó thở do bệnh tim mạch thường xuất hiện khi khả năng bơm máu của quả tim bị suy yếu hoặc có sự cản trở trên đường dòng máu chảy từ quả tim vào các mạch máu. Khi sức bơm máu của quả tim giảm xuống sẽ gây ra khó thở do ứ trệ máu và dịch, điều này dẫn tới sự gia tăng áp lực máu ở phổi gây rò rỉ dịch vào các phế nang (túi khí nhỏ ở phổi),thường sảy ra khi cố gắng sức như lên cầu thang, đi bộ đường xa, sinh hoạt tình dục…Khó thở trong bệnh tim mạch là dấu hiệu của các bệnh: thiếu máu cơ tim, suy tim khá là nguy hiểm.

Khó thở thường đột ngột về đêm, những cơn khó thở thường xuất hiện khoảng vài giờ sau khi bạn đi ngủ, là hậu quả của lượng dịch tích tụ ở hai chân chúng ta ban ngày thấm trở lại dòng máu khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm. Hiện tượng này làm tăng gánh nặng cho quả tim và tăng áp lực máu ở phổi gây cơn khó thở.

Đôi khi biểu hiện khó thở còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như:

- Bị viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong trường hợp này thường đi kèm với sốt hoặc sự thay đổi màu sắc của đờm.

- Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè.

- Ung thư phổi hoặc có khối u tại phổi: khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh nhân thường từng nghiện thuốc lá nặng.

- Tổn thương phổi diện lớn: ví dụ như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi.

- Tắc mạch phổi: khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.

- Bệnh cơ hoành và thành ngực: liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc béo phì đều có thể gây khó thở.

- Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh sốc, nhiễm trùng máu.

- Bệnh thận và gan mạn tính: do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.

- Viêm đa khớp.

- Các bệnh về hệ thống thần kinh: tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô hấp thường xảy ra sau các triệu chứng thần kinh.

- Rối loạn thần kinh cơ gây ảnh hưởng đến giãn nở lồng ngực và có thể ảnh hưởng đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở. Cách xác định khó thở là triệu chứng của một bệnh:

Khó thở thường xuất hiện khi:

  • Khó thở khi nghỉ.
  • Khó thở khi gắng sức.
  • Khó thở khi nằm.

Biện pháp phòng tránh chứng khó thở:

  • Bỏ thuốc lá là giải pháp giúp giảm các triệu chứng khó thở, giảm nguy cơ ung thư phổi và các bệnh về tim mạch.
  • Tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, độc chất.
  • Giữ cân nặng phù hợp, tránh béo phì và tập thể dục đều đặn.
  • Ăn giảm muối nếu bị suy tim, đồng thời dùng thuốc và theo dõi cân nặng thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bệnh tim mạch và các biểu hiện đau ngực

Phân biệt đau ngực trong bệnh tim mạch và bệnh khác (Ảnh minh họa)

Ngoài biểu hiện khó thởNhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra khi một trong các nhánh của động mạch vành bị lấp tắc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn (lấp tắc trên 80%). Triệu chứng đau ngực trong nhồi máu cơ tim cũng có tính chất giống như cơn đau thắt ngực nhưng kéo dài hơn (>20 phút) và không thuyên giảm khi ta nghỉ ngơi và khi bệnh nhân dùng một số thuốc giãn mạch. Ngoại trừ một số trường hợp nhồi máu cơ tim “thầm lặng” tức không gây đau ngực, nhìn chung cơn đau ngực trong nhồi máu cơ tim thường dữ dội và hay kèm theo cảm giác buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi và trạng thái hết sức lo âu. Đây là một cấp cứu nên cần phải được quan tâm và có hành động kịp thời.

Viêm màng ngoài tim là một nguyên nhân nữa gây đau ngực. Quả tim cũng như các lá phổi được bao bọc bởi một lớp màng kép, bình thường mỏng như giấy bóng kính. Viêm màng ngoài tim là khi hai lá màng này bị viêm, dày lên và cọ xát vào nhau khi quả tim đập gây đau ngực. Viêm màng ngoài tim thường do virus gây ra.

Đau ngực do tim có thể do một số nguyên nhân khác như là: Bệnh lý van tim đặc biệt là hẹp hoặc hở van động mạch chủ.

Đau ngực cơ năng hay đau ngực do căn nguyên tâm lý đôi khi rất khó xác định vì thực tế một số trường hợp có thêm bệnh lý thực tổn đi kèm. Một nghiên cứu được tiến hành trên những phụ nữ tuổi trung niên có biểu hiện đau ngực nhưng không hẹp động mạch vành cho thấy: sự mất thăng bằng về nội tiết là một trong số các nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bệnh tim mạch với biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực

đánh trống ngực

Ngoài khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực cũng là biểu hiện của bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)

Không chỉ khó thởNhịp tim nhanh và không đều, còn gọi là rối loạn nhịp, có thể xảy ra ở người khoẻ mạnh nhưng cũng có thể là một biểu hiện gợi ý bệnh tim mạch. Nhịp tim rất nhanh xuất hiện không liên quan đến gắng sức thường do các rối loạn gọi là tim nhanh kịch phát trên thất hay tim nhanh nhĩ kịch phát, các thuật ngữ y học này để chỉ nhịp tim nhanh có căn nguyên từ các buồng phía trên của quả tim, gọi là tâm nhĩ. Lúc này có thể bạn vẫn cảm thấy bình thường ngoại trừ cảm giác đánh trống ngực. Các cơn tim nhanh trên thất thường không kéo dài và nếu thấy chúng kéo dài nhiều phút thì bạn cần đi gặp bác sĩ.

Nguy hiểm nhất là hiện tượng gọi là tim nhanh thất, thường gặp ở những người có bệnh tim mạch thực sự. Tim đập nhanh bắt nguồn từ các buồng tim phía dưới, có chức năng bơm máu gọi là các tâm thất. Người bị tim nhanh thất thường rất mệt và khó thở do lượng máu quả tim bơm đi nuôi cơ thể bị sút giảm đáng kể.

Biểu hiện phù chân

phu-chan-do-benh-mach-vanh
Biểu hiện bệnh tim mạch ngoài khó thở còn có thể bị phù chân (Ảnh minh họa)

Về bản chất hiện tượng phù là do nước thoát quản khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Do vậy thực tế thường phát hiện được phù ở các vị trí trên nền xương cứng hoặc nơi mô lỏng lẻo. Trong các bệnh tim mạch, vì lý do nào đó mà tuần hoàn ở hệ tĩnh mạch bị ứ trệ (thường do suy tim bên phải) làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây hiện tượng nước trong tĩnh mạch ra ngoài gian bào ứ đọng gây phù. Một số trường hợp tắc tĩnh mạch cũng gây phù, nhưng ở đây là phù cục bộ tương ứng trước chỗ tắc tĩnh mạch. Có thể phù chân, nhất là phù buổi chiều, cảm giác nặng chân, sáng đi dép lỏng chiều về chật chân.

Ngoài ra cần chú ý thêm các biểu hiện sau:

  • Tím môi, tím móng chân, tím móng tay, biến dạng làm móng chân, móng tay bẹt nhiều.
  • Có cơn ngất trong tiền sử.
  • Hay ngủ mê, bóng đè.
  • Các đầu ngón chân hay tê lạnh, buốt.

Cũng là một trong các dấu hiệu nghi vấn của bệnh tim mạch, bệnh nhân nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân và hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi có một hay nhiều những biểu hiện ở trên.

Bệnh tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp phù hợp. Do đó, nếu phát hiện bản thân có một trong những dấu hiệu: đau ngực, khó thở... quý độc giả nên đến các cơ sở y tế có uy tín để khám bệnh hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ  Tim Mạch  - 0932 319 099 để được tư vấn miễn phí. Quý độc giả cũng có thể gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

"CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH "

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin