Nguyên nhân của bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng: trong đó có vấn về hệ thần kinh. Bệnh thầm kinh đôi khi làm ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác hướng tâm thường gặp ở một số bệnh, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Các bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim thầm lặng cao.
Tổng quan về bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm
Để chẩn đoán và điều trị kịp thời thiếu máu cơ tim thầm lặng, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có phòng khám chuyên khoa Tim mạch. Thông qua các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định mức độ và tình trạng bệnh tụ thể. Từ đó đưa ra phác đồ chữa trị hợp lý.
Đối tượng của bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
- Hầu hết những bệnh nhân bị đau thắt ngực mạn tính do xơ vữa động mạch vành, thiểu năng vành và suy vành... đều có nguy cơ bị thiếu máy cơ tim thầm lặng.
- Bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định.
- Bệnh nhân đã qua cơn nhồi máu cơ tim.
- Bệnh nhân đái tháo đường có khả năng mắc thiếu máu cơ tim thầm lặng cao, và đặc biệt có nguy cơ tử vong ở những người trên 60 tuổi.
- Người đã trải qua phẫu thuật như bắc cầu động mạch vành: có khoảng 6-18% bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng này có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng, tình trạng này có thể phát hiện khi theo dõi Holter và những thay đổi không đặc hiệu trên điện tâm đồ, hoặc bệnh nhân có khó chịu ở ngực sau phẫu thuật
- Ngoài ra, một số đối tượng khác như bị: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, chứng ngưng thở khi ngủ, cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, người cao tuổi, phụ nữ, người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… cũng là đối tượng của bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Giải pháp cho bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
Thiếu máu cơ tim thầm lặng không có triệu chứng nhận biết điển hình nên rất dễ bị bỏ qua và khó phát hiện. Sau đây bacsitimmach.com.vn chia sẻ tới bạn đọc một số lời khuyên cho căn bệnh này:
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều “chất béo xấu” như phủ tạng động vật, thịt đỏ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh… Tăng cường các loại rau xanh, và hoa quả tươi, nguồn protein nên đươc lấy từ cá và thực vật điển hình như đậu tương, súp lơ…
- Tăng cường các hoạt động thể chất: Tập thể dục và thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên và đều đặn sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ, hạn chế và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Bỏ thuốc lá: Trong thuốc lá có nhiều khí thải độc hại, đặc biệt là nicotin và các gốc tự do có thể khiến tim đập nhanh và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, do đó, từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ là một quyết định đúng đắn.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần.
- Kiểm soát tốt đường máu và huyết áp, cholesterol máu,.. bằng thuốc hoặc những chế phẩm thảo dược thiên nhiên sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng lên tim mạch, đặc biệt là tình trạng thiếu máu cơ tim trong bệnh mạch vành.
Giải pháp cho bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
- Sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch trong đó có bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng mà cây thuốc quý này có.
Mọi thắc mắc về bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng cũng như cách sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ sao cho hiệu quả. Hãy liên hệ ngay tới số: 0932 319 099 để được các bác sĩ tim mạch hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Theo Bác sĩ tim mạch