Điện tâm đồ trong bệnh thiếu máu cơ tim (Nguồn ảnh: Internet.)
Tại sao cần phải làm điện tâm đồ trong thiếu máu cơ tim?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành – mạng lưới cung cấp máu cho cơ tim. Thiếu máu cơ tim gây nên những cơn đau thắt ngực, khi nặng có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch.
Để chấn đoán thiếu máu cơ tim, ngoài các triệu chứng biểu hiện của bệnh như đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở,mệt mỏi,… cần dựa vào các công cụ hỗ trợ là xét nghiệm như công thức máu, x-quang ngực, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp mạch vành,… Trong đó, điện tâm đồ là một phương pháp quan trọng hỗ trợ chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim. Bởi lẽ điện tâm đồ là xét nghiệm thường quy, tiện lợi, có thể làm tại hầu hết các cơ sở y tế, giá rẻ và có giá trị chẩn đoán cao. Ngoài ra điện tâm đồ còn giúp phát hiện các tổn thương khác như phì đại thất trái, bloc nhánh, hội chứng tiền kích thích...
Những dấu hiệu gợi ý thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ
Điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi
Như đã nói ở trên, có tới > 60% số bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có điện tâm đồ bình thường nhưng không loại trừ mà phải làm thêm điện tâm đồ gắng sức để so sánh và chẩn đoán. Các nghiệm pháp gắng sức chỉ đặt ra khi bệnh nhân ở nhóm nguy cơ thấp, triệu chứng lâm sàng không điển hình, không có thay đổi trên điện tâm đồ.
Điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi
Một số bệnh nhân có sóng Q (chứng tỏ có nhồi máu cơ tim cũ),một số khác có ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn.
Điện tâm đồ trong cơn đau
Trong cơn đau có thể thấy sự biến đổi của đoạn ST và sóng T: thường nhất là có ST chênh xuống, T âm nhọn, đảo chiều; ST có thể chênh lên thoáng quá. Nếu ST bền vững hoặc mới có xuất hiện bloc nhánh trái thì cần phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim.
Điện tâm đồ trong cơn đau
Có tới trên 20% bệnh nhân không có thay đổi tức thời trên Điện tâm đồ, do vậy nên cần làm điện tâm đồ nhiều lần.
Làm gì khi bị thiếu máu cơ tim?
Khi được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, bạn đừng quá lo lắng bởi khi bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể khỏi được.
Trước hết, hãy thay đổi chế độ ăn uống: ăn ít mỡ (chất béo no),ít đường, giảm muối; tăng cường ăn rau củ quả và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, tránh dùng các chất kích thích ( rượu bia, cafê, thuốc lá,..v.v..)
Tăng cường các hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể trạng).
Tránh các stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị: ức chế ngưng tập tiểu cầu, hạ áp, điều hòa đường huyết, ổn định mỡ máu,…v.v…
Sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim
Sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; và an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại.
“CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “
Việc chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim cần phải tiến hành khám và kiểm tra. Điện tâm đồ bình thường cũng không thể loại trừ được chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp tùy từng bệnh nhân.
Mọi thắc mắc về bệnh thiếu máu cơ tim hãy liên hệ ngay tới số: 0932 319 099 để được các bác sĩ tim mạch tư vấn để có hướng điều trị tích cực nhất.
Nguồn: Bác sĩ tim mạch.