Skip to content

7 Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi thời tiết dưới 10 độ c

Bác Sĩ Tim Mạch 27.01.20162166 lượt xem
Thời tiết lạnh sâu có thể gây ra nhiều biến cố ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch…các bệnh lý về tim mạch nói chung. Khi gặp lạnh, cơ thể thường có phản xạ co mạch ở ngoài da làm cho lượng máu tập trung vào bên trong cơ thể. Ngoài ra thời tiết lạnh giá còn gây một loạt các phản ứng thần kinh vận mạch khác có thể dẫn đến huyết áp tăng cao và các phản xạ co thắt mạch đột ngột ở não và tim, dễ gây các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim. Sau đây là 7 Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi thời tiết dưới 10 độ c bạn nên chú ý:

Để trái tim luôn khỏe trong thời tiết giá rét

7 Lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi thời tiết dưới 10 độ c(ảnh minh họa)

Bác sĩ Tim Mạch xin được hướng dẫn và lưu ý mọi người thực hiện một số việc đơn giản để tránh các biến cố tim mạch trong những ngày đông giá rét:

  1. Khi vừa ngủ dậy không vùng dậy ngay mà nằm yên tại giường ít nhất từ 3 đến 5 phút cho tỉnh táo.Từ từ vén chăn tránh để bị lạnh đột ngột, sau đó từ từ ngồi dậy thực hiện một số động tác xoa vuốt mặt, gáy, cổ, đầu, ngực, sau đó đến chân tay, bụng và lưng. Không đi ra ngoài trời ngay để tránh cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ cảm lạnh.
  2. Tập thể dục ở nơi kín gió hoặc phải mặc đủ ấm khi tập ngoài trời, không nên gắng sức, nếu thấy mệt thì nghỉ.
  3. Chỉ tắm nước nóng dưới vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước nóng để tránh bị cảm giác gai rét, ớn lạnh. Không được tắm sau khi ăn no hoặc sau bữa ăn thịnh soạn, nhất là sau bữa ăn có sử dụng đồ uống như rượu bia.
  4. Ăn uống đủ chất cho cơ thể (không phải chỉ ăn đồ ăn mình thích) như chất đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất… Trong bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa nên ăn thêm vài lát gừng tươi, vì gừng có tác dụng trợ tim, tăng cường tuần hoàn, chống đông máu, điều chỉnh tiêu hóa. Không lạm dụng rượu bia để làm ấm cơ thể.
  5. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt lưu ý không được bỏ thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết, chống hình thành cục máu đông. Luôn luôn mang theo thuốc cấp cứu cơn tăng huyết áp, và thuốc chống đau thắt ngực, chế phẩm Dong riềng đỏ bên mình để sử dụng khi cần thiết
  6. Khi bị đau ngực thì xoa bóp vùng trước tim và mặt trước trong cánh tay, cẳng tay, vùng trong lòng bàn tay, dưới hai ngón tay út và áp út của tay trái sẽ cắt cơn đau. Nếu có sẵn chế phẩm Dong riềng đỏ thì lấy 3 viên nhai nát và uống với nước ấm, sau 30 phút*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người, sẽ có tác dụng giảm cơn đau trông thấy.
  7. Tập thư giãn cơ thể và tâm thể (thiền). Giữ ấm khi làm việc, đi lại và khi ngủ. Cố gắng ngủ được ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.

7-luu-y-cho-benh-nhan-tim-mach

Cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Nếu gặp tình trạng đau ngực bất thường, hay các triệu chứng khó thở, mệt mỏi hãy gọi ngay cho Bác sĩ Tim Mạch để được trợ giúp thông tin theo số điện thoại: 0932 319 099. Hoặc đến trực tiếp phòng khám tim mạch số 66 - Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa tim mạch thăm khám và tư vấn giải pháp hỗ trợ điều trị miễn phí.

Chúc các Bạn và Gia đình khỏe mạnh và bình an để vượt qua ngày đông lạnh giá.

Bác sĩ Tim Mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin