Thế nào là huyết áp thấp?
Huyết áp thấp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi trái tim bơm máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống thấp dưới mức bình thường. Ở người bình thường, huyết áp thường dao động ở mức 120/80 mmHg, tuy nhiên chỉ số này thay đổi không giống nhau ở những lứa tuổi, giới tính, các thời điểm trong ngày, tùy theo trạng thái cảm xúc, thời tiết, tư thế đứng ngồi… Người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100 mmHg, thường là thấp hơn 90/60mmHg và có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp và cách điều trị
Nói chung bệnh huyết áp thấp hay gặp ở phụ nữ và người trẻ tuổi, cải thiện dần qua thời gian. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh huyêt áp thấp, phổ biến nhất là do:
Những người bệnh bị thiếu máu hoặc chất lượng máu kém do ăn uống không đủ dinh dưỡng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy, chấn thương mất máu…
Những bệnh nhân mất nước do tiêu chảy, lao động quá sức…
Khi bạn bị suy giảm hoạt động của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc,...
Hạ đường huyết. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, run rẩy, vã mồ hôi và tụt huyết áp.
Huyết áp thấp cơ địa, do gen di truyền
Rối loạn chức năng thể dịch khiến mất khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể.
Một số bệnh lý về tim mạch như suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim hoặc do dùng một số thuốc điều trị (thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, hướng tâm thần…) cũng có thể gây hạ huyết áp đột ngột.
Huyết áp thấp cũng có thể gặp ở những người lớn tuổi, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột hay ở chỗ đông người, ngột ngạt…
Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
Stress, căng thẳng, áp lực cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp
Đo huyết áp sẽ giúp chẩn đoán huyết áp thấp. Nên đo ở cả tư thế nằm, ngồi và đứng. Rất nhiều người chỉ bị huyết áp thấp khi đứng, do vậy nếu chỉ đo khi nằm hay ngồi thì sẽ không phát hiện ra.
Ngoài phương pháp kiểm tra huyết áp bằng cách đo huyết áp, người bệnh cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo như:
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt đau đầu, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột và có cảm giác buồn nôn
- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân;
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn, khô và kèm theo hay rụng tóc.
- Thở dốc nhất là khi leo lên cầu thang, làm việc nặng, căng thẳng.
Cách điều trị huyết áp thấp có hiệu quả
Để khắc phục bệnh huyết áp thấp, phải tìm ra được nguyên nhân thì mới giải quyết được tận gốc rễ của bệnh. Ở những người không tìm thấy nguyên nhân, có thể phải dùng thuốc nâng huyết áp và thuốc tăng cường tuần hoàn não nhằm làm giảm cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Điều trị bằng dùng thuốc
Có một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như cafein, heptamyl... Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng không mong muốn như gây ra nhịp tim nhanh, hồi hộp, teo cơ, xốp xương... khi sử dụng lâu dài. Việc sử dùng thuốc chỉ là giải pháp cải thiện huyết áp tức thời, sau khi ngừng thuốc, huyết áp sẽ sớm trở về mức như ban đầu.
Điều trị không dùng thuốc
Nếu bạn mắc bệnh huyết áp thấp, bạn nên áp dụng một số giải pháp sau đây để có thể cải thiện tình trạng huyết áp của mình:
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất, bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt, sữa, trứng, bí đỏ, đậu tương, rau cải bó xôi…
Bạn có thể chia ra ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, và ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa.
Bạn cũng nên ăn mặn hơn một chút so với người bình thường. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và bệnh thận thì điều này là không nên.
Nên uống đủ ít nhất 2 lít nước một ngày, tương đương 8 cốc 200ml, nhằm duy trì thể tích tuần hoàn từ đó giúp ổn định huyết áp.
Không nên uống rượu bia và hút thuốc lá, thuốc lào.
Giải tỏa những căng thẳng, stress một cách tốt nhất.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và thay đổi thói quen sinh hoạt
Yoga giúp cải thiện huyết áp thấp
Tập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên có thể áp dụng trường hợp bệnh nhân huyết áp thấp, cũng như tất cả các bệnh nhân khác để nâng cao sức khỏe. Những người bị huyết áp thấp nên cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên hít thở sâu vài phút trước khi đứng lên để làm tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể, tránh gây chóng mặt, choáng váng.
Một số môn thể thao bạn mà những người huyết áp thấp nên tập là chạy bộ, đi bộ, cầu lông, bơi lội, thể dục nhịp điệu, tập yoga,...
Những người bệnh bị huyết áp thấp tránh không nên đứng lâu trong thời gian dài, không nên tắm nước quá nóng, không nên vắt chéo chân khi ngồi,và bạn cũng nên thay đổi tư thế một cách từ từ
Khám sức khỏe định kì
Một điều rất quan trọng với người bị huyết áp thấp nói riêng và nhiều bệnh nhân nói chung nhưng lại hay bị bỏ qua, đó là việc thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm những trục trặc về sức khỏe và có hướng điều chỉnh ngay từ đầu.
Khám và điều trị tại phòng khám Dr Nhat
Bệnh huyết áp thấp là một bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuối. Phòng khám chuyên khoa Nội tổng hợp Dr Nhat và Bác sĩ tim mạch đã áp dụng thành công phương pháp điều trị và quản lý bệnh huyết áp thấp hiệu quả.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại / zalo 0932.319099
Biên tập bởi bacsitimmach.com.vn