Các triệu chứng báo động bệnh tim mạch ở phụ nữ
Các triệu chứng báo động thường đã có vài tuần trước khi có cơn đau tim thật sự.
Triệu chứng bệnh tim mạch ở phụ nữ
Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh tim mạch là: cơn đau tim ( là dấu hiệu của một hoặc nhiều mạch máu nuôi tim bị tắc). Tuy nhiên những triệu chứng ở phụ nữ thường không được rõ ràng. Triệu chứng đó có khi chỉ là mệt, thở nhanh khi đi bộ hoặc leo cầu thang, buồn nôn, khó tiêu và đau lưng. Phụ nữ thường hay bỏ qua những triệu chứng này vì cứ nghĩ rằng đó là do mãn kinh hoặc căng thẳng.
Chế độ ăn kiểu “ Địa trung Hải” sẽ cải thiện bệnh tim mạch ở phụ nữ
Nếu thường xuyên tuân thủ chế độ ăn giàu rau, trái cây, chất xơ, cá.. là bạn đã tạo cho mình cơ hội giảm thấp tỉ lệ bệnh tật và tàn phế do cơn đau tim mang lại. Hãy thưởng thức món cá hấp, cà chua, dưa leo hay salad trộn và bạn hãy tin rằng bạn đang làm cho mình khỏe mạnh và trẻ ra !
Chế độ ăn cải thiện bệnh tim mạch ở phụ nữ
Xác định các nguy cơ tim mạch ở phụ nữ
Thông thường các yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ có thể được chính bạn hoặc bác sĩ của bạn phát hiện như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, tuổi cao > 55, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm, tiền sử bản thân đã mắc bệnh tim mạch, mãn kinh, …
Thế nào gọi là mức cholesterol lý tưởng ?
Theo hướng dẫn năm 2011 của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ: Ở phụ nữ khỏe mạnh khộng có bệnh tim, các mức cholesterol lý tưởng là LDL < 100mgdL, HDL > 50mg/dL, Triglycerides < 150 mg/dL, và non-HDL cholesterol (cholesterol toàn phần trừ đi HDL) < 130 mg/dL. Nếu bạn có bệnh tim hoặc nguy cơ tim mạch cao, mức LDL có thể phải thấp < 70 mg/dL và bác sĩ của bạn sẽ tư vấn bạn thay đổi lối sống và liệu pháp phù hợp cho bệnh.
Mức cholesterol lý tưởng cho bệnh tim mạch ở phụ nữ
Nhiễm trùng răng miệng cũng có ảnh hưởng lên nguy cơ bệnh tim
Đánh răng đều đặn và dùng chỉ nha khoa nên có trong danh sách những việc phải làm hàng ngày của bạn. Theo hiệp hội nha chu Hoa Kỳ, những người lười đánh răng thường có số lượng người mắc bệnh mạch vành tăng gấp đôi so với số còn lại. Vi khuẩn từ nhiễm trùng răng miệng cũng đi vào máu và gắn vào các mảng xơ vữa trong tim hình thành các khối sùi nhiễm trùng.
Khi làm giảm lượng LDL cholesterol xuống thấp có thể làm thoái triển mảng xơ vữa. LDL có thể được làm giảm 1 phần bằng chế độ ăn và tập luyện, ngoài ra có thể kết hợp dùng thuồc ở người có bệnh tim hoặc nguy cơ tim mạch cao. Do đó khi bạn bước chân vào siêu thị hãy nhìn vào các nhãn hàng kiểm tra kỹ thức ăn phải đúng không có trans fat (là loại mỡ xấu có thể gây tắc mạch sau này),hãy mạnh dạn nói không với món Heo quay, Vịt quay, thịt bầm trộn phô mai, kem, khoai tây chiên, bánh nhân táo, …
Chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá no
Nhiều người trong chúng ta vẫn tiếp tục ăn khi đã thấy no, điều này dẫn đến thừa cân và béo phì là những nguy cơ tim mạch lớn nhất vì nó thúc đẩy nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, tiểu đường và tăng LDL. Hãy ngưng ăn khi thấy no sẽ giúp bạn không thừa cân, trái tim bạn khỏe mạnh và còn giúp bạn giảm hẳn đau khớp háng, vai và gối mà người béo phì thường phải chịu đựng.
Chế độ ăn cho bệnh tim mạch ở phụ nữ
Hãy ăn cơm nhà thường hơn là ăn tiệm
Đơn giản là khi ăn ở ngoài bạn không thể kiểm soát được lượng mỡ, bơ, đường và muối trong thức ăn dành cho bạn. Cho dù bạn ăn ở đâu đi nữa (ở nhà, trong văn phòng hay ngoài tiệm) thì bạn hãy luôn nhớ hạn chế thức ăn béo, đường và muối. Ví dụ thay vì trước kia bạn dùng 3 muỗng đường vào tách cà phê buổi sáng thì giờ đây bạn hãy chỉ dùng 1 muỗng hoặc tăng phần canh, rau, salad trộn vào bữa trưa và giảm đi phần thịt mỡ ăn vào.
Acid béo omega-3 tốt cho bệnh tim mạch ở phụ nữ
Ở phụ nữ có tăng cholesterol máu và/hoặc tăng Triglyceride máu có thể ăn cá hoặc dùng dạng viên Omega-3 (EPA 1800mg/ngày) trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh tim mạch.
Acid béo omega-3 tốt cho bệnh tim mạch ở phụ nữ
Hãy vận động và làm giảm cân mọi lúc mọi nơi
Phụ nữ được khuyên giảm cân và hạn chế năng lượng hấp thu vào cơ thể, giữ chỉ số chiều cao/cân nặng < 25kg/m2. Khi bạn ít vận động và không tập thể dục là bạn đã làm mất đi nhiều cơ hội làm cơ thể khỏe mạnh, cơ hội đó là tình trạng tim mạch, sự dẻo dai, sự kiểm soát cân nặng. Thiếu vận động là một trong những thủ phạm chính làm tích tụ mỡ ở các tạng và làm tổn thương tim bạn. Hãy vận động bất cứ khi nào có thể: đơn giản là bạn có thể đi thang bộ thay vì thang máy, đậu xe ở xa và đi bộ vào nơi làm việc, đi bộ quanh nhà sau bữa tối, hoặc có thể vừa đạp xe đạp thể dục trong nhà vừa xem tin tức trên Ti Vi buổi tối…
Thời gian phụ nữ được khuyên tâp thể dục với mức gắng sức trung bình là 150 phút / tuần, gắng sức nặng 75 phút / tuần, hoặc phối hợp cả hai. Thể dục nhịp điệu có thể tập ít nhất 10 phút mỗi ngày rất tốt cho bệnh tim mạch ở phụ nữ.
Bỏ thuốc lá tốt cho bệnh tim mạch ở phụ nữ
- Thuốc lá làm gia tăng tình trạng viêm và stress oxy hóa làm giảm mỡ tốt, tăng mỡ xấu nên làm động mạch yếu đi dễ tạo cục máu đông và tăng huyết áp. Hãy xem xét những thiệt hại từ việc hút thuốc lá của bạn có thể gây ra cho gia đình và bạn bè. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ: hút thuốc lá thụ động gây ra 22.700 đến 69.600 cái chết trẻ mỗi năm do bệnh tim và mạch máu.
- Nếu đã sẵn sàng bỏ thuốc lá, hãy nói với bác sĩ của bạn về việc phối hợp miếng dán nicotine phối hợp với loại thuốc viên chống cơn thèm thuốc như buproprion. Tỉ lệ thành công sẽ cải thiện đáng kể khi phối hợp 2 loại thuốc này.
Trên là những điều cần chú ý trong bệnh tim mạch ở phụ nữ. Chúc quý độc giả luôn có được một trái tim khỏe mạnh !!!
Những cách trên chỉ có thể ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh, tuy nhiên nó không thể can thiệp và cải thiện tình trạng bệnh của bạn. Do đó, các bác sĩ tim mạch thường khuyên bạn nên sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ, được chiết xuất từ cây dong riềng đỏ với đủ liều lượng để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch tốt nhất mà không gây tác dụng phụ. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].
Ths-Bs Trần Thị Như Hoa