Skip to content

Tư vấn: Bị tăng huyết áp, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

Bác Sĩ Tim Mạch 30.10.20152855 lượt xem
Câu hỏi 14: Tôi bị tăng huyết áp, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

Tư vấn:

Mục đích và nguyên tắc chung trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống và kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg, những bệnh nhân có kết hợp đái tháo đường hoặc suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn 130/85mmHg.

Bị tăng huyết áp, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

Bị tăng huyết áp, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Trong những trường hợp mới bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh (còn gọi là chế độ hỗ trợ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc). Còn trong những trường hợp tăng huyết áp giai đoạn II, III, việc thay đổi chế độ ăn và lựa chọn hình thức tập luyện hợp lý là bắt buộc để phối hợp với can thiệp bằng thuốc.

Bị tăng huyết áp cần phải ăn uống như thế nào

Bạn cần phải ăn nhạt với lượng muối không quá 6g/ngày vì ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối (dưa muối, cà muối),tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối.

Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn thấy trong quá trình chế biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da các loại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống sữa đã tách bơ.

Chế độ ăn uống nhiều rau và nhạt cho người cao huyết áp

Chế độ ăn uống nhiều rau và nhạt cho người cao huyết áp

Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, không hút thuốc lá.

Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu, dứa.

Nếu người bị tăng huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Nếu bạn trong trường hợp này nên tìm lời khuyên cụ thể của các bác sỹ dinh dưỡng.

Bị tăng huyết áp cần phải luyện tập như thế nào

Các chuyên gia tim mạch hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những liêu pháp cho bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không dùng thuốc. Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng bạn cũng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng* tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì.

Chế độ luyện tập thể dục nhẹ cho người cao huyết áp

Chế độ luyện tập thể dục nhẹ cho người cao huyết áp

Chương trình tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp mang tính cá nhân, phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp và các yếu tố khác như: đi bộ nhanh và chạy sức khỏe là phương pháp hữu hiệu làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp độ I, II. Tuỳ theo tình trạng sức khỏe của bạn mà có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập.

Bạn nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn ít nhất là 30-45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

Bệnh huyết áp cao là bệnh khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bạn nếu không được xử trí kịp thời. Huyết áp cao cũng là một trong những bệnh rất dễ bị biến chứng thành các bệnh tim mạch, làm tổn thương tim và quá trình hô hấp trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành, bệnh mạch vành thì bạn cần gọi điện hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan. Đồng thời, bạn có thể đến trực tiếp phòng khám tim mạch tại số 66 - Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội để được bác sỹ có chuyên môn cao trong ngành tim mạch thăm khám và tư vấn miễn phí giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Theo Hội tim mạch Việt Nam

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin