Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành bạn nên biết
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Tuổi càng cao, hoạt động của trái tim càng suy giảm, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Tuổi cao đi cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, thành tim dày lên, các động mạch trở nên xơ cứng khiến cho quá trình bơm máu của tim gặp nhiều khó khăn.
Giới tính
Nhìn chung, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh nguy cơ sẽ tăng cao hơn, và sau 65 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ gần như là ngang nhau.
Tiền sử gia đình
Nếu gia đình bạn có tiền sử bệnh tim mạch, như cha mẹ hoặc anh chị em của bạn đã từng gặp các vấn đề tim mạch trước tuổi 55, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì cũng có thể mang tính chất di truyền.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành không thể thay đổi được
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Béo phì và thừa cân
Thừa cân, béo phì, nhất là khi bạn bị tích lũy mỡ nhiều xung quanh thắt lưng (vòng eo lớn) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các vấn đề sức khỏe khác có liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường. Những người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30 hoặc cao hơn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành cũng như các bệnh lý khác.
Hút thuốc lá
Nhắc đến thuốc lá, hầu hết mọi người đều biết rắng đó là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Không những thế, nó còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu, yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch, nhất là bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lâu dài hư hỏng bên trong thành động mạch - bao gồm cả động mạch tim cho phép mảng bám cholesterol và các chất khác thu thập và làm chậm lưu lượng máu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị cục máu đông hình thành trong các động mạch có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nhịp tim, co thắt các động mạch lớn, loạn nhịp tim… khiến trái tim hoạt đống kém hiệu quả. Các hoạt chất trong khói thuốc như nicotine, carbon monoxide tác động xấu thới lòng mạch, tích tụ mảng bám, gây xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông và có thể dẫn đến những cơn đau tim.
Chế độ ăn uống, lạm dụng rượu bia
Chế độ ăn uống giữ một vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều cholesterol, chất béo bão hòa (có trong đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn) và muối sẽ làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác lên rất nhiều lần.
Đồng thời, việc lạm dụng rượu bia cũng gây hại cho hệ tim mạch. Sử dụng rượu bia đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng sử dụng bừa bãi sẽ phản lại tác dụng. Trên thực thế, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người nghiện rượu bia.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành có thể thay đổi được
Lười vận động
Những người lười vận động, ít hoạt động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn so với những người thường xuyên rèn luyện thể lực. Một lối sống lười vận động sẽ làm tích tụ mỡ thừa, gây thừa cân, béo phì, căng thẳng,...
Việc hoạt động thể lực sẽ giúp bạn tiêu thụ năng lượng, đốt cháy những lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, kiểm soát được lượng cholesterol, đường huyết trong máu và ổn định huyết áp; tăng cường sự dẻo dai của cơ tim, giảm căng thẳng stress. Tần suất nhồi máu cơ tim ở những người lười vận động tăng gấp 2 lần so với những người thường xuyên tập thể dục.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp từ lâu đã được nhắc đến là “kẻ giết người thầm lặng”, và là một yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành. Huyết áp càng cao thì nguy cơ đau tim và đột quỵ càng tăng. Nếu người bệnh có kết hợp với thừa cân béo phì, hút thuốc lá, mỡ máu cao thì nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên rất nhiều. Nguy cơ tăng huyết áp thay đổi theo từng độ tuổi.
Cholesterol trong máu cao (rối loạn chuyển hóa lipid máu)
Cholesterol là một trong những thành phần quan trọng tạo nên mảng xơ vữa trong lòng động mạch gây ra bệnh mạch vành. Lượng cholesterol xấu (LDL-cholesterol) trong máu cao là yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành. Lượng cholesterol tốt (HDL-cholesterol) lại giúp cơ thể vận chuyển cholesterol thừa từ máu trở về gan.
Phấn lớn các trường hợp có mỡ máu cao là do lượng chất béo bão hòa có trong các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Do vậy, bạn hãy cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm, những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa thường là thực phẩm có nguồn gốc bơ sữa và thịt đỏ.
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường, nhất là những trường hợp không kiểm soát tốt được lượng đường huyết sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh mạch vành. Ước tính có đến 65% số người bệnh đái tháo đường tử vong do các bệnh mạch vành và đột quỵ.
Chứng ngừng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, biểu hiện là cơ thể ngừng thở từng lúc về ban đêm, dẫn tới thiếu lượng oxy máu. Khoảng 1/3 số bệnh nhân bị bệnh mạch vành mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ sẽ nghiêm trọng nếu không được điều trị và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Song, hiện nay chưa có bằng chứng khẳng định chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân độc lập gây bệnh mạch vành hay các bệnh lý tim mạch khác.
Ta nhận thấy rằng phần lớn yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành là có thể thay đổi được. Chính vì vậy, để có một trái tim khỏe mạch, ngay từ hôm nay, bạn hãy thay đổi lối sống của mình, từ bỏ những thói quen khiến bạn có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Hiện nay, Chế phẩm Dong riềng đỏ là sản phẩm có công dụng tăng cường lưu thông khí huyết chống thiếu máu cơ tim, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và phòng ngừa đau thắt ngực, suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn thần kinh tim mạch, hồi hộp đánh trống ngực.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù.....Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn cách xử trí bệnh hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.