Skip to content

Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi

Bác Sĩ Tim Mạch 28.03.20181701 lượt xem

Thiếu máu cơ tim là một trong số các bệnh lý tim mạch gây tử vong hàng đầu, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi, nếu người bệnh được khám và điều trị bởi các chuyên gia tim mạch giàu kinh nghiệm.

Biểu hiện thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, bệnh tim mạch nói chung và bệnh thiếu máu cơ tim nói riêng là một phần kết quả của quá trình lão hóa cơ thể. Khi cơ thể xảy ra sự lão hóa, cũng như những cơ quan khác, động mạch vành (mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho cơ tim) cũng bị lão hóa, xuất hiện tình trạng xơ vữa gây tắc hẹp lòng mạch. Điều này sẽ xảy ra nhanh hơn ở những người mắc các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường,.... Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, và có thể gây nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng: Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên khoảng 20-30% số người mắc thiếu máu cơ tim không đau ngực (thể thiếu máu cơ tim yên lặng). Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết(nhất là gặp lạnh); một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. Một số bệnh nhân có cảm giác bị đè nặng hoặc đau nhói vùng ngực hoặc cảm giác nóng rát, tức ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, bồn chồn, mệt mỏi...

Đau ngực trong thiếu máu cơ tim thường kéo dài khoảng 5-10 phút, có thể kéo dài hơn, nhưng thường không quá 20 phút. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kéo dài trong nhiều ngày cần nghĩ đến Nhồi máu cơ tim- đây là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi dưỡng cơ tim bị tắc hoàn toàn, cần được cấp cứu và xử trí càng sớm càng tốt.

Phòng và điều trị thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi hiệu quả

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi cần được cân nhắc kĩ lưỡng, bởi người cao tuổi thường mắc không chỉ một bệnh mà còn các bệnh lý khác kèm theo như cao huyết áp, suy tim, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn...

Mục tiêu chính của điều trị thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi là: phòng ngừa nhồi máu cơ tim  kéo dài tuổi thọ, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng cơ năng để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Áp dụng lối sống lành mạnh

Chế độ ăn nhạt, giảm muối, giảm đường; hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, các loại gia vị, đồ ăn chế biến sẵn;... Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tươi, rau xanh, hoa quả, cá,... Đối với bệnh nhân tim mạch nói chung và có tăng huyết áp nói riêng nên áp dụng chế độ ăn DASH.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tránh lối sống tĩnh tại. Đối với người cao tuổi, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe, tránh các bài tập thể lực mạnh, quá sức; nên lựa chọn như đi bộ, thiền định, tập dưỡng sinh,đạp xe, bơi...

Bên cạnh đó, tâm lý cũng là vấn đề quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Người cao tuổi cần lưu ý giữ cho mình có nhiều thời gian thư giãn thoải mái nhất, tránh để bị lo âu, căng thẳng, xúc động quá mức; không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc là, cà phê,...

Dùng đúng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim ở người cao tuổi

Người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết,... bằng việc dùng thuốc điều trị kết hợp với lối sống, chế độ ăn uống khoa học. Tuân thủ uống thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim bao gồm: thuốc chống hình thành cục máu đông, thuốc giãn mạch, giảm đau thắt ngực, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết (trong trường hợp bệnh nhân có mỡ máu, tiểu đường),...Tuy nhiên, do phải uống nhiều loại thuốc tây trong thời gian dài trên nền chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể đã bị suy kém; nên việc lựa chọn thuốc cần đặc biệt lưu ý để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp với các thuốc nam để hỗ trợ điều trị, vừa an toàn, vừa hiệu quả. Hiện nay, Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, Chủ tịch Hội đồng Viện Y học Bản địa Việt Nam cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là  vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để phòng và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim.

Theo Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin