Skip to content

Tư vấn: Can thiệp động mạch vành là gì?

Bác Sĩ Tim Mạch 04.11.2015953 lượt xem
Can thiệp động mạch vành là gì? Khi nào thì nên làm và cần chuẩn bị ra sao? là vấn đề mà các bệnh nhân hẹp tắc mạch vành quan tâm. Để hiểu chi tiết về những vấn đề này, sau đây bacsitimmach.com.vn chia sẻ tới phương pháp can thiệp động mạch vành thường được sử dụng.

Tư vấn:

Can thiệp động mạch vành là gì?

Can thiệp mạch vành là một kỹ thuật dùng một loại ống thông nhỏ để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu. Can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa ống thông nhỏ vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này chỉ đau như 1 lần lấy máu làm xét nghiệm. Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn động mạch vành bị hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương có cần được can thiệp nong và đặt stent hay không. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ* và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày* tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Can thiệp động mạch vành là gì?

Can thiệp động mạch vành là gì?

Khi nào nên làm thủ thuật này

Khi bệnh nhân có những vị trí hẹp tắc lòng mạch vành lên tới trên 80% thì bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện làm thủ thuật này. Ngày nay, với những tiến bộ trong trang thiết bị, phương tiện hồi sức và thuốc hỗ trợ, chụp và can thiệp động mạch vành qua da đã an toàn hơn và nguy cơ của nó đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên nó vẫn là một thủ thuật xâm nhập gây chảy máu và có thể xảy ra những nguy cơ nhất định.

Xem thêm: Thông tin chi tiết về bệnh hẹp mạch vành.

Những nguy cơ của thủ thuật can thiệp động mạch vành

Những nguy cơ của thủ thuật này bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp, nguy cơ tổn thương mạch máu, đột quỵ và suy thận. Ngoài ra, cũng có một tỷ lệ nhất định các stent đã đặt có thể đột ngột bị tắc lại gây ra nhồi máu cơ tim cần phải can thiệp lại hoặc làm cầu nối cấp cứu, thậm chí cả tử vong. Khả năng xảy ra tai biến hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo thống kê của các nghiên cứu lớn trên thế giới, nguy cơ tai biến cần can thiệp cấp cứu hay tử vong liên quan đến kỹ thuật chụp động mạch vành là khá thấp (chỉ 1 đến 2%).

Ngoài ra, sau khi sử dụng phương pháp này, nguy cơ phải đặt thêm stent thứ 2,3,4... là rất cao, bởi khả năng động mạch vành sẽ bị tắc hẹp ở vị trí khác. Đồng thời, sau khi đặt bạn phải sử dụng thêm rất nhiều loại  thuốc khác nhau. Do đó, sẽ để lại cho người bệnh một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau đầu, chóng mặt choáng váng, tăng nhịp tim phản xạ…nặng hơn là viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa….Gây ảnh hưởng tới những bộ phận khác trong cơ thể như Gan và Thận.

Lời khuyên: Những bệnh nhân đang bị hẹp tắc động mạch vành dưới 80% nên sử dụng những biện pháp như: Khám bệnh định kì để phát hiện bệnh sớm, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa các tác nhân làm cho bệnh nặng hơn và tham khảo liệu pháp cho bệnh mạch vành của người dân tộc dao bằng cây thuốc quý “Dong riềng đỏ”.

Chuẩn bị trước khi can thiệp mạch vành

Trước khi thực hiện chụp động mạch vành, bạn cần được dùng đầy đủ một số thuốc có thành phần ức chế,… cũng như cần dừng một số loại thuốc khác bạn đang dùng như thuốc đái tháo đường. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang có thể phải dùng một số thuốc chống dị ứng trước thủ thuật ít nhất 1 ngày để giảm nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nặng nề. Tốt nhất hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu như bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm hay tôm cua.

Can thiệp động mạch vành là gì? 2

Can thiệp động mạch vành là gì? 2

Bạn cũng sẽ được dùng một loại thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật để giúp thư giãn, tránh cảm giác căng thẳng.

Trong kỹ thuật đặt stent, một stent được đặt bên ngoài quả bóng nong gắn trên đầu một dây dẫn đặc biệt. Khi quả bóng nong được bơm căng sẽ làm mở stent và ép vào thành động mạch vành. Khi dây dẫn mang quả bóng được rút ra, stent sẽ nằm lại trong lòng mạch, có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không co hẹp lại.

Một tiến bộ gần đây là sự phát triển của loại stent phủ thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ mảng xơ vữa phát triển trở lại sau một thời gian. Thuốc được phủ lên các mắt lưới trên stent. Sau khi stent được đưa vào trong động mạch vành, thuốc dần dần được phóng thích vào thành mạch trong vài tuần hoặc vài tháng.

Tất cả những vấn đề cần chuẩn bị các Bác sĩ sẽ hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ bạn, ngoài ra để làm thủ thuật này bạn cần chuẩn bị từ 2.200 USD- 3.614 USD (Khoảng 48.000.000-80.000.000Đ) để chi trả cho việc làm này.

Giải pháp cho bệnh mạch vành không cần đặt stent

Để giải quyết vấn đề nan giải trong việc xử trí các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, ngăn ngừa quá trình hẹp tắc mạch vành hiệu quả. Năm 2005 nhóm nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Sầm - hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam đã tiến hành đề tài khoa học tên là: “Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ. Với sự giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu, chỉ dẫn khoa học của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Khang Sơn… đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu xuất sắc bởi hội đồng khoa học cấp bộ.

Xử trí hẹp tắc mạch vành mà không cần can thiệp động mạch vành

Xử trí hẹp tắc mạch vành mà không cần can thiệp động mạch vành ( hình minh họa)

Nghiên cứu cho thấy Dong riềng có tác dụng trên cả mong đợi trong hỗ trợ điều trị thiếu máu cục bộ, trên thế giới hiếm cây thuốc nào cho bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây Dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần hiệu quả.

BS Sầm từng chứng kiến có bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%; có bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%. Vậy mà chỉ sau gần một năm* vùng thiếu máu chỉ còn 5%*; khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả những người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.

Kết quả trên chứng minh về khả năng làm sạch lòng mạch vành tuyệt vời của cây thuốc quý này mà tây y chưa từng có loại thuốc nào có tác dụng như vậy, đánh dấu 1 bước ngoặt giúp người bệnh chưa cần phải đặt stent thì có thể hỗ trợ điều trị bằng loại cây này để tránh nguy cơ phải đặt stent.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…..Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin