Skip to content

Chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tim mạch

Bác Sĩ Tim Mạch 02.04.20191922 lượt xem
Bệnh tim mạch là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát bệnh tật. Vậy chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tim mạch là như thế nào?

Thế nào là chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch thường được khuyên là có một chế độ ăn kiêng hợp lý. Ăn kiêng ở đây có nghĩa là kiêng mặn và chất béo, đặc biệt là những người bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim. Kiêng ăn mặn không phải là ăn chay, mà mặn trong từ mặn - nhạt; tức là người bệnh bắt buộc phải hạn chế ăn muối nếu không muốn bệnh tình của mình ngày một nặng hơn.

Chế độ ăn nhạt

Muối là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta từ ngàn đời xưa. Muối có mặt trong thành phần của hầu hết các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày, nhất là trong các loại nước chấm, các loại thức ăn muối chua (dưa cà muối, kim chi,...),thức ăn khô như cá khô, chà bông (ruốc bông); các loại mắm (mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc,...). Nhìn chung thì người bệnh tim mạch nên tránh những thức ăn có vị mặn và hạn chế việc sử dụng gia vị trong chế biến và trong bữa ăn.

Đa phần người bệnh tim mạch đều được khuyên là kiêng ăn mặn (ăn nhạt) nhưng ăn như thế nào là nhạt, hạn chế muối ở mức độ nào thì phù hợp là một điều không phải người bệnh nào cũng biết. Theo ước tính, một muỗng cà phê muối ăn tương đương với khoảng 5g muối; một muỗng canh nước tương, nước mắm tương đương khoảng 2g muối; trung bình 01 gói mì ăn liền chứa gần 2g muối. Lượng muối mà một người khỏe mạnh bình thường tiêu thụ không nên vượt quá 6g muối/ngày; còn đối với người bệnh tăng huyết áp thì không nên sử dụng quá 4g muối/ngày. Và một điều bạn cần đặc biệt lưu ý nữa là trong bản thân các thực phẩm cũng đã có chứa một hàm lượng muối nhất định, nên việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của bạn cũng cực kì quan trọng. Lượng muối mà ta tiêu thụ một ngày được tính là tổng lượng muối cả trong gia vị và đồ ăn chứ không phải chỉ riêng lượng muối ăn chúng ta nêm nếm và chấm trong bữa ăn.

Chế độ ăn giảm muối như vậy dù ít hay nhiều cũng sẽ làm thay đổi khẩu vị của bạn, nhất là những người ở vùng có thói quen ăn mặn thì lại càng khó thực hiện. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình, bạn hãy tập dần và thay đổi từ từ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc không sử dụng nước chấm khi ăn; lựa chọn phương pháp luộc, hấp khi chế biến thay vì chiên, xào, kho…; bạn có thể sử dụng một bát nước lọc (nước sôi để nguôi) bên cạnh khi ăn, tất cả các món trước khi ăn, bạn hãy trần qua bát nước đó sẽ giúp bạn giảm một lượng muối nhất định đi vào cơ thể.

Hạn chế chất béo

Thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ vữa động mạch, một kẻ thủ của bệnh tim mạch, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau thắt ngực, thậm chí là nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, hạn chế chất béo trong bữa ăn của người bệnh tim mạch cũng rất cần thiết.

Cholesterol là một chất sinh học đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, một phần do cơ thể tổng hợp ra và một phần tới từ lượng thức ăn hàng ngày chúng ta cung cấp cho cơ thể.

Lượng chất béo (chất béo no và chất béo không no) trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu; góp phần vào nguy cơ gây bệnh mạch vành. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hàm lượng cholesterol người bệnh tim mạch có thể tiêu thụ trong chế độ ăn trung bình < 300mg/ngày/người.

Cholesterol (nhất là cholesterol “xấu: LDL-Cholesterol, Triglycerid) chỉ có trong những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là nội tạng như não (2500mg%),bầu dục- thận (cật) (5000mg%),tim (2100mg%),hay lòng đỏ trứng (2000mg%),do đó việc hạn chế các loại thức ăn này góp phần làm giảm lượng cholesterol hấp thu vào cơ thể; tốt nhất, người bệnh tim mạch không nên ăn nhưng loại thức ăn này. Riêng đối với lòng đỏ trứng, tuy nó chứa nhiều cholesterol nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất lexitin là một chất điều hòa chuyển hóa chất cholesterol trong cơ thể; nên những người không bị rối loạn mỡ máu hoặc mỡ máu ở ngưỡng hơi cao thì không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn việc ăn trứng; người bệnh vẫn có thể ăn trứng mỗi tuần từ 1-2 quả và nên uống thêm sữa tươi.

Chất béo bão hòa chính là thủ phạm làm tăng mỡ máu và làm gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành. Lượng chất béo bão hòa này có nhiều trong mỡ động vật, còn acid béo không no chứa trong dầu thực vật, trừ dầu cọ và dầu dừa. Chính vì vậy, ăn giảm mỡ động vật, thay bằng ăn dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ thay bằng ăn thịt trắng, cá là chế độ ăn tốt cho người bệnh tim mạch nói chung và người có rối loạn chuyển hóa lipid máu nói riêng.

Chế độ ăn nhiều rau củ quả tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch không nhất thiết phải kiêng ăn chất đạm nếu không mắc bệnh kèm theo khác như bệnh thận; bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt với người bệnh tim có thể trạng suy kiệt thì càng cần phải ăn đủ chất đạm để đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Việc lựa chọn những nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể là rất quan trọng, người bệnh vẫn không nên sử dụng quá nhiều đạm có nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt bò,... mà nên thay bằng cá, đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, nấm,...

Bên cạnh đó, việc sử dụng tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn của người bệnh tim mạch là thực sự tốt và cần thiết cho sức khỏe. Hàm lượng chất khoáng, vitamin và chất xơ trong rau củ trái cây mang đến cho người bệnh một nguồn dinh dưỡng an toàn, giúp thanh lọc cơ thể, ổn định huyết áp, bảo vệ trái tim.

Đồng thời với chế độ ăn, người bệnh tim mạch cần phải ỏ thuốc lá, thuốc lào, có thể sử dụng một lượng rượu vừa đủ (nhất là rượu vang); tăng cường rèn luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh cũng có thể tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất.

Hiện nay, Chế phẩm Dong riềng đỏ được xem là giải pháp cứu cánh cho bệnh nhân tim mạch nói chung và người bệnh mạch vành nói riêng. Theo nghiên cứu của Viện y học bản địa Việt Nam, Dong riềng đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả và hiệu quả cả với người đã đặt stent mạch vành; Dong riêng đỏ vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần.

Một chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tim mạch là thực sự cần thiết; bạn nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ ăn kiêng tốt thì không những bệnh sẽ thuyên giảm mà còn giảm bớt thuốc uống, vừa đỡ tốn kém tiền của chữa bệnh vừa phòng được bệnh tật.

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 4
Quảng cáo cuối bài tin