Skip to content

Tóm tắt "Nghiên cứu dịch chiết cây Dong Riềng Đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ"

Bác Sĩ Tim Mạch 25.06.201645504 lượt xem
Đề tài: "Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ" - là một tài sản quý của nền y học cổ truyền Việt Nam. Được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài, Bác sĩ Tim Mạch xin được giới thiệu tóm tắt nghiên cứu này tới các đồng nghiệp và độc giả quan tâm.

Mã số đề tài: B2005-04-46TĐ

Chủ nhiệm đề tài: Bs. Hoàng Sầm – Đại học Y Dược Thái Nguyên

Tổng quan về bệnh mạch vành

Giải phẫu hệ mạch vành tim

Giải phẫu hệ mạch vành tim

Đau thắt ngực được coi là mầm non của nhồi máu cơ tim, suy tim do suy vành, đột quỵ... gây giảm tuổi thọ loài người.

Trên thế giới, đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ do xơ vữa mạch vành là phổ biến và nghiêm trọng. Sự sống còn của mạch vành chính là sự sống còn của tim, sự sống còn của tim chính là sự sống còn của người bệnh.

Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành.  Tử vong vì suy tim, loạn nhịp tim, tắc mạch vành... rất phổ biến.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

+ Nội khoa: nhóm thuốc giãn mạch vành, chống đông, chống suy tim, giảm mỡ máu để thụ động, gián tiếp cải thiện tình trạng lòng mạch vành hẹp do xơ vữa, ổn định mảng xơ vữa.

+ Can thiệp: thủ thuật nong vành, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu vành. Tuy nhiên, các thủ thuật này rất đắt, không phù hợp với khả năng chi trả của đa số bệnh nhân, không phổ cập được cho các tuyến y tế cơ sở.

Hiểu rõ về cây Dong riềng đỏ

Năm 2002, nhóm nghiên cứu phát hiện và thừa kế cây thuốc Dong riềng đỏ là cây thuốc hỗ trợ chữa đau thắt ngực, đau nhói ngực, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, phù chân khá hiệu quả.

Cây Dong riềng đỏ trưởng thành

Cây Dong riềng đỏ trưởng thành

Theo sự mô tả của Ông lang dân tộc thiểu số dường như phù hợp với chứng đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành và suy tim do suy vành. Cây thuốc này nhiều tên gọi: Cao Bằng gọi là Xim khỏn hoặc An tim; Lạng Sơn gọi là Xim-tầu-tẳng có nghĩa là tim đập nhanh; người Dao gọi Sim mun nghĩa là đau tim, người Việt Thái Nguyên gọi là Dong riềng đỏ (Riềng đỏ, Riềng tím)

Nghiên cứu thực tiễn trên các bệnh nhân

Từ giữa năm 2003, nghiên cứu hồi cứu trên 56 bệnh nhân đã được hỗ trợ điều trị cơn đau thắt ngực bằng cây thuốc này từ Bác sỹ Nguyễn Quốc Vinh, thấy kết quả* hết sức khả quan.

Nhóm tiếp tục nghiên cứu tiền lâm sàng tại cộng đồng bằng tự đối chứng trước – sau qua triệu chứng lâm sàng và điện tim.

Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng: Với 112 bệnh nhân bị đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ đều giảm hoặc hết đau ngực. Hình ảnh điện tim trước – sau sử dụng Dong riềng đỏ được cải thiện rõ rệt trên sóng T và ST.

Suy luận: giả thiết rằng cây Dong riềng đỏ có khả năng tác dụng cải thiện tình trạng mạch vành bệnh lý gây chứng đau thắt ngực hiệu quả.

Mục tiêu nghiên cứu hướng tới

1. Xác định tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây riềng đỏ.

2. Xác lập qui trình chiết xuất hoạt chất từ cây riềng đỏ và bước đầu phân tích một số hoạt chất trong dịch chiết cây riềng đỏ.

3. Nghiên cứu độ an toàn của dịch chiết trên súc vật thực nghiệm để xác định độc tính cấp, liều LD50 và độc tính bán trường diễn.

4. Thử nghiệm sinh khả dụng trên người tình nguyện.

5. Thử thuốc lâm sàng có đối chứng trên người với vị thuốc đan sâm.

Phương pháp, công cụ, phương tiện của từng mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu thứ nhất: xác định tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây riềng đỏ

  • Sử dụng khóa phân loại thực vật, độc lập đọc tiêu bản đại thể và vi thể của nhiều nhà khoa học.
  • Phản biện kín trên cơ sở so sánh loại trừ.
  • Xử lý kết quả bằng toán logic.
  • Định danh tên khoa học của cây Dong riềng đỏ.

Mục tiêu thứ hai: xác lập qui trình chiết xuất hoạt chất từ cây riềng đỏ, bước đầu phân tích một số hoạt chất trong dịch chiết cây riềng đỏ có khả năng tác dụng trên mạch vành

  • So sánh loại trừ các loại dung môi phân cực và không phân cực bằng chiết phân đoạn trên bình shoxlett qua kết quả định tính, định lượng.
  • Sử dụng các loại phổ cộng hưởng từ H-NMR, phổ FTIR, phổ EI-MS, Phổ C-NMR.. để xác định tên, cấu trúc phân tử các chất phân lập được.

Mục tiêu thứ ba: nghiên cứu độ an toàn của dịch chiết qua súc vật thực nghiệm để xác định độc tính cấp, liều LD50 và độc tính bán trường diễn

  • Xác định độc tính cấp và LD 50 của dịch chiết Dong riềng đỏ trên chuột nhắt trắng chủng swiss theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon: đếm số chuột chết và kết quả mô tả tiêu bản mô tim, gan, thận.
  • Xác định độc tính bán trường diễn trên thỏ Orytolagus cuniculus bằng tiêu bản mô tim, gan, thận và 19 chỉ tiêu sinh hóa máu thỏ.

Mục tiêu thứ tư: thử nghiệm sinh khả dụng trên người tình nguyện

  • Phát hiện hoạt chất riềng đỏ xuất hiện trong máu sinh viên khỏe mạnh, tình nguyện bằng đường uống và ngậm dưới lưỡi theo biểu đồ thời gian.
  • Vẽ đường cong sinh khả dụng.

Mục tiêu thứ năm: thử lâm sàng có đối chứng trên người với vị thuốc Đan Sâm

  • Thiết kế nhóm trị và nhóm chứng ngẫu nhiên với n= 60 trên cơ sở tuyển mịn theo tiêu chuẩn vàng. Mẫu ∑ = 60 chia 2 nhóm n1=30, n2=30.
  • Thử thuốc lâm sàng có đối chứng trên người giữa Dong riềng đỏ và Đan sâm với liều trung bình.
  • Xây dựng tiêu chí đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Xử lý kết quả bằng phần mềm thuật toán thống kê.

Kết quả của quá trình nghiên cứu

– Đã xác định được tên khoa học và hình thái giải phẫu thực vật đại thể, vi thể của cây dong riềng đỏ. Đây là cây chưa được ghi trong các tài liệu định danh sinh vật học ở Việt Nam tại thời điểm trước khi kết quả nghiên cứu được công bố.

– Đã xây dựng được phương pháp và quy trình chuẩn để chiết xuất các thành phần của cây Dong riềng đỏ . Sản phẩm dịch chiết này được sử dụng trên động vật và người tình nguyện tham gia nghiên cứu.

– Đã chứng minh được dịch chiết Dong riềng đỏ an toàn với người sử dụng thông qua nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên chuột nhắt trắng và thỏ.

– Kết quả thử nghiệm trên người tình nguyện cho thấy tác dụng của dịch chiết Dong riềng đỏ trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ rất rõ ràng và có ý nghĩa thống kê.

Qua tổng kết kinh nghiệm lâm sàng gần 10 năm ( 2007 - 2015),tác giả đã đã đúc kết được 7 tác dụng chính của cây thuốc Dong riềng đỏ đó là: giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh như thuốc tây, làm sạch lòng mạch vành, điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp tối thiểu, hỗ trợ chữa suy tim và an thần hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Biên tập bởi: Bác sĩ Nguyễn Thành Nhật

"CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH "

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin