Skip to content

Nhịp tim thường bao nhiêu là tốt?

Bác Sĩ Tim Mạch 19.11.20181329 lượt xem
Trái tim là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó đập không ngừng nghỉ và theo một chu trình đã được thiết lập sẵn như một cái bơm tự động cung cấp máu cho các bộ phận trong cơ thể. Nhịp tim là số nhịp đập của tim trong một phút, được xem như một cách để cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe của mình. Vậy, nhịp tim bao nhiêu là tốt với cơ thể?

Nhịp tim bao nhiêu là tốt?

Nhịp tim được hiểu là số nhịp đập hay số lần tim co bóp trong một phút; được tính theo đơn vị nhịp/phút hoặc lần/phút. Thông số này là khác nhau ở mỗi người và biến thiên theo sự lão hóa của cơ thể.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, quả tim đập trung bình khoảng hai nghìn tỉ lần (10 12). Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi đập khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Đối với những người chơi những môn thể thao nặng, thường xuyên tập thể hình cường độ cao thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi có thể thấp hơn (khoảng 40 - 60nhịp/phút).

Nhịp tim có sự khác nhau ở mỗi người và thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau; nhịp tim trung bình ở các lứa tuổi cụ thể là:

  • Trẻ sơ sinh: 120160 nhịp/ phút;
  • Trẻ nhỏ từ 1 12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/ phút;
  • Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 năm: 80130 nhịp/ phút;
  • Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi: 75120 nhịp/ phút;
  • Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi: 75110 nhịp/ phút;
  • Người lớn trên 18 tuổi: 60100 nhịp/ phút.

Ngoài ra, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gồm: Nhiệt độ không khí, tình trạng sức khỏe, tư thế khi đo (nằm, ngồi, đứng),trạng thái tinh thần hoặc  cảm xúc, cân nặng, một số bệnh lý kèm theo; một số loại thuốc như thuốc hạ áp, giãn phế quản,...

Nhịp tim cao

Khi nhịp tim của bạn tăng cao hơn so với bình thường, điều đó chứng tỏ trái tim bạn đang phải làm việc nhiều hơn. Đó có thể là phản ánh tình trạnh bệnh lý hoặc chỉ đơn giản là ảnh hưởng bới yếu tố bên ngoài.

Nhịp tim cao hay nhịp tim nhanh có thể là biểu hiện của một bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… hoặc là biểu hiện của bệnh lý vế tuyến giáp.

Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường cũng là những yếu tố làm nhịp tim cao đột biến. Một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thức uống có cồn, đồ uống có gas, ma túy, cà phê....),căng thẳng thần kinh,...

Nếu bạn bất thường thấy nhịp tim tăng cao, trước hết hãy nghĩ ngơi, loại bỏ các tác nhân kích thích. Khi biểu hiện tăng nhịp tim diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn hãy chú ý hơn tới sức khỏe và đi khám càng sớm càng tốt, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng của mình bất cứ lúc nào.

Nhịp tim chậm

Nếu bạn không phải là vận động viên thể hình hay thường xuyên chơi những môn thể thao nặng, khi nhịp tim của bạn dưới 60 nhịp/phút có nghĩa là nhịp tim của bạn bị chậm, chứng tỏ trái tim của bạn bị yếu.

Trường hợp những người có bệnh tim bẩm sinh, hoặc từ khi sinh ra nhịp tim đã thấp thì điều này không có gì bất thường hay đáng lo cả.

Trường hợp bạn thấy nhịp tim giảm xuống bất thường hoặc có bệnh lý tim mạch đi kèm thì việc nhịp tim chậm phản ánh cơ tim của bạn có biểu hiện mỏi, hay gặp nhất là suy tim. Một số loại thuốc cũng sẽ làm giảm nhịp tim như thuốc beta, thuốc an thần, thuốc phiện…

nhip-tim-bao-nhieu-la-tot

Rèn luyện để có được nhịp tim ổn định

Để có một trái tim khỏe mạnh, nhịp tim ổn định, sức khỏe tốt, chúng ta cần rèn luyện thường xuyên bằng cách:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

  • Tập luyện thể dục thể thao giúp bạn có thể lực tốt và năng động, nâng cao sức khỏe và hiệu quả làm việc. Tập thường xuyên, đều đặn, đúng và đủ sẽ giúp hệ tim mạch được củng cố, nhịp tim sẽ điều hòa tốt hơn.
  • Tùy từng cá nhân mà có thể lựa chọn những bài tập khác nhau, những môn thể thao khác nhau để rèn luyện như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, chơi bóng, khiêu vũ thể thao, yoga,...

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch. Cơ thể càng phì thì tim càng phải hoạt động nhiều. Do đó, giảm cân, duy trì cần nặng hợp lý là cách tốt nhất giúp trái tim đập một cách nhịp nhàng mà không quá sức.

Giảm căng thẳng, lo lắng, stress

Khi cơ thể bị căng thẳng, lo lắng, stress sẽ kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh hơn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt. Biết cách giải tỏa stress sẽ giúp cơ thể bạn điều hòa hơn, bởi trong cuộc sống của chúng ta, không thể nào tránh được những lúc căng thẳng.

Bạn nên thử nhiều cách, nhiều bài tập để giảm căng thẳng như tập thả lòng, tập thiền, yoga,... hoặc thay đổi lối sống, môi trường sống, không gian sống,... Hãy từ bỏ dần những thói quen xấu nhất là việc ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích như cà phê, chè… Những thứ đó tưởng chừng như sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn để làm việc nhưng lại là tác nhân khiến cơ thể bạn đã căng thẳng rồi lại càng căng thẳng hơn.

Nhịp tim là thông số phản ánh sức khỏe của bạn. Nó biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và cần bạn phải hiểu đúng, biết cách theo dõi nó. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã tự tìm được câu trả lời cho câu hỏi “nhịp tim bao nhiêu là tốt?” để có một sức khỏe tốt.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin