Skip to content

Tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” khi bị nhồi máu cơ tim thất phải

Bác Sĩ Tim Mạch 26.09.20163991 lượt xem
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của người bệnh bất cứ lúc nào. Nhồi máu cơ tim được chia làm nhiều thể, đặc biệt nguy hiểm là thể nhồi máu cơ tim thất phải. khi đó tính mạng như “ngàn câm treo sợi tóc”.

Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?

Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?

Nhồi máu cơ tim thất phải là gì?

Qua các nghiên cứu và thực hành lâm sàng đều cho thấy, trong các thể bệnh nhồi máu cơ tim, thì thể nhồi máu cơ tim thất phải là một thể khá đặc biệt. Nó đặc biệt vì việc chẩn đoán bệnh thường dễ bỏ sót nếu không có ý thức chú ý đến, mặt khác đây lại là một thể bệnh nặng, gây nhiều biến chứng và điều đáng quan tâm chính là vấn đề hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim thất phải có khác với hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim thất trái thông thường. Nhồi máu cơ tim thất phải gây ra tình trạng suy chức năng thất phải với các biểu hiện là làm ứ trệ tuần hoàn ngoại vi nhưng không gây ứ đọng tại phổi. Trong quá trình hỗ trợ điều trị, nếu không hết sức chú ý, mà vẫn dùng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc giãn mạch như các thể nhồi máu cơ tim cấp thông thường khác có thể làm tình trạng bệnh cảnh lâm sàng xấu đi và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ điều bệnh trị nhồi máu cơ tim hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ đáng kể có tác động hết sức tích cực đến tiên lượng bệnh như biện pháp can thiệp đông mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối thì đầu, dùng các thuốc tiêu sợi huyết, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu...

Chính vì tính chất hết sức đặc biệt này, trên thế giới đã có môt số các tác giả đi sâu nghiên cứu về thể bệnh nhồi máu cơ tim thất phải. Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành ngày càng gia tăng, tỉ lệ mắc nhồi máu cơ tim thất phải cũng ngày càng gặp nhiều hơn. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về thể bệnh nhồi máu cơ tim thất phải.

Giải phẫu và sinh lý bệnh nhồi máu cơ tim thất phải

-   Động mạch vành phải cung cấp máu cho thất phải và 80% thành sau thất trái

-   Động mạch vành phải cung cấp chủ yếu cho nút xoang và cho toàn bộ nút nhĩ thất

-   Nhồi máu cơ tim thất phải đơn độc chỉ chiếm 3% các trường hợp nhồi máu cơ tim

-   Luôn cân nhắc xem xét nhồi máu cơ tim thất phải khi có nhồi máu cơ tim thành sau dưới thất trái.

-   Khi có nhồi máu cơ tim thất phải ,sợi cơ tim bị tổn thương, theo đinh luật Franklin- Starling SV giảm, thất phải giãn, cung lượng máu lên phổi ít, mạch phổi co, giảm tiền gánh thất trái, phối hợp SV thất trái giảm, tụt huyết áp động mạch hệ thống. Loạn nhịp thường gặp do tổn thương cấp máu nút xoang và nút AV( nút nhĩ thất).

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải

Có tam chứng : tụt huyết áp, phổi không có rales, tĩnh mạch cổ nổi

Trong điện tâm đồ STchênh lên trên 1 mm ở V4R ( độ nhậy 70%, đặc hiệu 100%) cần lưu ý là dấu hiệu này mất sau 10 tiếng ở 48% các trường hợp nên cần phải ghi sớm

Các dấu hiệu khác gợi ý nhồi máu cơ tim thất phải: Loạn nhịp tim nặng có phân ly nhĩ thất, ngựa phi phải, hở van động mạch chủ

Siêu âm tim: tim phải giãn, di động nghịch thường vách liên thất, vách liên nhĩ lệch về phía trái, hở van động mạch phổi.

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải

Biến chứng của nhồi máu cơ tim thất phải

Sốc, Bloc nhĩ thất, rung nhĩ, hở van động mạch phải.

Hỗ trợ điều trị nhối máu cơ tim thất phải

Duy trì tiền gánh thất phải tối ưu:

  • Truyền dịch ( Natriclorua 0,9% từ 1 – 2 lít)
  • Không dùng thuốc lợi tiểu và nitrates

Đảm bảo đồng bộ nhĩ thất:

  • Đặt máy tạo nhịp 2 buồng nếu xuất hiện bloc tim mức độ cao và có triệu trứng
  • Khử rung ngay nếu có rung nhĩ kèm rối loạn huyết động

Hỗ trợ co bóp cơ tim:

  • Dobutamine nếu không đáp ứng với truyền dịch

Giảm hậu gánh thất phải:

  • Giãn động mạch phổi ( sodium nitropruside, hydralysine)

Hỗ trợ điều trị sau nhồi máu cơ tim:

  • Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh nhồi máu cơ tim thất phải nói riêng hay nhồi máu cơ tim nói chung, có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, phòng nhồi máu cơ tim ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin