Skip to content

Những biện pháp hỗ trợ điều trị suy tim không dùng thuốc

Bác Sĩ Tim Mạch 27.12.20151651 lượt xem
Suy tim là căn bệnh đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới vì mức độ nguy hiểm của chúng. Có rất nhiều phương pháp để giảm thiểu bệnh suy tim, trong đó phương pháp hỗ trợ điều trị suy tim không dùng thuốc chiếm vị trí không nhỏ.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị suy tim:

Nghỉ ngơi là một việc rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Nói chung bệnh nhân cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị suy tim

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị suy tim

Trong tr­ường hợp suy tim nặng thì phải nghỉ tại gi­ường theo t­ư thế nửa nằm nửa ngồi. Tuy nhiên, trong tr­ường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm lâu ngày thì khi hoàn cảnh cho phép, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dư­ới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim đư­ợc dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch thư­ờng hay gặp ở những bệnh nhân này.

Chế độ ăn giảm muối để tốt cho tim mạch:

- Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn, từ đó gây tăng gánh nặng cho tim.

- Một ng­ười bình th­ờng hấp thu khoảng 6 - 18g muối NaCl/ ngày, tức là 2,4 - 7,2g (100 - 300mmol) Na+ / ngày. Đối với bệnh nhân suy tim, tùy từng tr­ường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần nh­ư nhạt hết.

- Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ đ­ược dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+ /ngày.

- Chế độ ăn gần như­ nhạt hết: Bệnh nhân chỉ đư­ợc ăn < 1,2g muối NaCl /ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+/ngày.

Chế độ ăn ít muối hỗ trợ điều trị suy tim

Chế độ ăn ít muối hỗ trợ điều trị suy tim

Hạn chế l­ượng nư­ớc và dịch dùng cho bệnh nhân

- Cần hạn chế l­ượng nư­ớc và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối ­lợng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.

- Nói chung chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500 - 1000ml l­ợng dịch đ­a vào cơ thể mỗi ngày.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác để giảm thiểu và hỗ trợ điều trị suy tim:

- Bỏ các chất kích thích như r­ượu, thuốc lá, cà phê...

- Giảm cân nặng ở những bệnh nhân thừa cân, béo phì.

- Tránh các xúc động mạnh (stress).

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác để giảm thiểu và hỗ trợ điều trị suy tim

Loại bỏ các yếu tố stress để giảm thiểu và hỗ trợ điều trị suy tim

- Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn bêta giao cảm hoặc Verapamil hay Flecainide...

- Giải quyết những yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh suy tim nh­ư nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...

Sử dụng chế phẩm dong riềng đỏ hỗ trợ bệnh suy tim

Theo nghiên cứu từ năm 2002 đến nay của nhóm các bác sỹ tim mạch, đứng đầu là Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán),hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam, cây dong riềng đỏ là cây thuốc nam quý tích hợp được 7 tác dụng: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch mà cây thuốc quý này có.

Chế phẩm dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả

Chế phẩm dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị suy tim hiệu quả

Đề tài khoa học mang tên “Nghiên cứu về dịch chiết của cây dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.

Biên tập bởi bacsitimmach.com.vn - tham khảo: benhhoc.com

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin