Skip to content

Phòng bệnh rối loạn mỡ máu như thế nào?

Bác Sĩ Tim Mạch 07.11.20152196 lượt xem
Bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng nhiều và là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não... Phòng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ điều trị và kiểm soát mỡ máu  một cách hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây giúp quý độc giả biết cách phòng bệnh rối loạn mỡ máu.

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Bệnh mỡ máu cao về căn bản có thể phân làm hai loại: bệnh mỡ máu cao nguyên phát và bệnh mỡ máu cao thứ phát. Bệnh mỡ máu cao nguyên phát có thể do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố ăn uống, dinh dưỡng như hấp thu quá nhiều chất đường, quá nhiều cholesterol và mỡ động vật, lại hấp thu quá ít chất xơ… bệnh mỡ máu cao thứ phát do những chứng bệnh khác gây ra như: bệnh đái tháo đường, bệnh gan, thiểu năng tuyến giáp, hội chứng thận hư, viêm tụy mãn tính, ứ mật, bệnh gút, nghiện rượu, do dược phẩm…

Chế độ ăn gây rối loạn mỡ máu

Chế độ ăn gây rối loạn mỡ máu

Bệnh mỡ máu nhìn chung có thể phòng ngừa được, và nên phòng ngừa theo chế độ ăn uống và luyện tập:

Chế độ giúp phòng bệnh rối loạn mỡ máu

- Về mặt tinh thần và tâm lý: có một chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng, thoải mái, tránh các xúc động mạnh, không nên quá lo âu, sợ hãi, giận dữ, buồn đau hoặc mừng vui quá độ.

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức, nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và điều kiện, hoàn cảnh của bản thân.

- Ăn uống: có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối đầy đủ, và điều hòa các chất dinh dưỡng như sau:

* Chất bột: nên ăn các loại ngũ cốc còn thô, không nên xay xát tinh chế quá. Lượng calo đưa vào cơ thể vừa phải, để tránh không bị tăng cân, béo phì.

* Chất đạm: nên sử dụng đạm thực vật từ các loại họ đậu, đạm động vật từ cá, thịt đỏ chỉ dùng ít hoặc không dùng.

Các loại hạt họ đậu giúp phòng bệnh rối loạn mỡ máu

Các loại hạt họ đậu giúp phòng bệnh rối loạn mỡ máu

* Chất béo: dùng dầu thực vật như dầu ô liu, hướng dương, đậu nành, mè, đậu phụng; không nên dùng dầu nhiều chất béo no như dầu cọ, dầu dừa, các loại mỡ động vật.

* Các chất khoáng: nên ăn các thức ăn giàu kali như chuối, mơ, đào, đậu Hà Lan, khoai tây, , nước cam vắt, rau cần tây, nước sắc rễ tranh, táo tây, mận, yaourt,  mã đề, hoa cúc, rau má.

Tăng cường bổ sung calci có trong các thực phẩm như: mộc nhĩ,lá lốt, rau dền, rau cần tây, kinh giới, củ cải non, rau húng, rau mồng tơi, thì là, tía tô, nấm đông cô, rau đay, rau nhút,  rau thơm, đậu nành, rạm tươi, đậu trắng, rau bí, rau muống, cua đồng,  tép khô, ốc, trai, hến, yaourt, sữa bột tách béo, …

Nên dùng các loại rau củ quả có màu xanh đậm hoặc màu vàng sậm, đỏ (giàu beta-caroten) như: rau ngót, gấc, bông cải xanh, ớt vàng to, cần tây, rau húng, rau dền, cà rốt, rau đay, rau mồng tơi, rau dền đỏ, cải thìa...

Các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp như tỏi, hành, cần tây, hẹ, hành tây .

Chất xơ và các loại vitamin có trong các loại rau, củ, quả sẽ giúp bạn hạn chế lượng cholesterol, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch và chống béo phì.

Chất acid béo omega-3 có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu,  cá tra, cá ba sa, cá hú… giúp làm lỏng máu và giảm khả năng máu đóng cục, rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.

Có thể uống rượu vang đỏ (1-2 ly mỗi ngày),các loại bia (1-2 lon mỗi ngày),tránh các loại rượu mạnh và không hút thuốc lá. Ngoài ra, có thể dùng một trong các trà sau đây để phòng bệnh rối loạn mỡ máu: trà cúc, trà nhân trần, trà thảo quyết minh, trà artisô, trà rau má, trà lá sen trà gừng, …

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin