Skip to content

Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?

Bác Sĩ Tim Mạch 29.08.20173476 lượt xem
Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim mạch New York, suy tim được chia thành 4 độ dựa vào tình trạng khó thở của bệnh nhân. Suy tim độ 3 là suy tim ở mức độ trung bình. Vậy, suy tim độ 3 có nguy hiểm không? Cần điều trị như thế nào?

Suy tim độ 3 là gì?

Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt oxy. Suy tim thường là do sự suy giảm chức năng cơ tim, tuy nhiên cũng có trường hợp chức năng cơ tim gần như bình thường nhưng không đáp ứng nổi tình huống nhu cầu máu tăng cao của cơ thể.

Suy tim được chia thành 4 độ theo mức độ nặng dần, suy tim độ 3 là suy tim ở mức độ trung bình nhưng là dấu hiểu của bệnh đã trở nặng, những tổn thương của cơ tim không có khả năng khôi phục hoàn toàn, các triệu chứng suy tim trở nên rõ ràng, người bệnh hạn chế  hoạt động thể lực, chỉ cần gắng sức nhẹ cũng xuất hiện khó thở. Khó thở là một triệu chứng điển hình trong suy tim độ 3, có thể xuất hiện cùng hoặc không với tình trạng mệt mỏi bất thường.

Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?

Khó thở là biểu hiện của bệnh suy tim cấp

Khó thở là biểu hiện của bệnh suy tim

Suy tim độ 3 là mức độ bệnh đã trở nặng, người bệnh thường có biểu hiện khó thở, hồi hộp trống ngực, đau tức ngực, mệt mỏi ngay cả với các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, ví dụ: Bệnh nhân suy tim độ 3 chỉ đi bộ trên mặt phẳng bình thường cũng gây mệt, khó thở. Bên cạnh đó, khả năng bơm máu của tim bị suy giảm nhiều khiến tuần hoàn ứ trệ dẫn đến phù ở bàn chân, mắt cá chân, ở phổi gây ho khan,... Người bệnh cũng có thể bị đau bụng, chán ăn, khó chịu ở dạ dày,mệt mỏi. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể ho ra máu hoặc dịch đờm màu hồng. Nhịp tim của người bệnh cũng trở nên không đều, có thể nhịp nhanh hoặc chậm. Tất cả các triệu chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

Suy tim độ 3 nếu không được điều trị tích cực, kịp thời  có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, đột quỵ, suy thận, gan to...; khi các triệu chứng trở nên nặng hơn có thể suy tim đã bước sang độ 4- đe doạ tính mạng người bệnh. Nhìn chung, các bệnh nhân mắc suy tim độ 3 cần nhập viện điều trị nội trú.

Trên thực tế, có không ít người bệnh bị suy tim độ 3 vẫn có chất lượng sống tốt bởi việc tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt, lối sống lành mành và có một tinh thần lạc quan. Nhiều bệnh nhân còn tin tưởng sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim vì cảm nhận thấy có dấu hiệu khả quan.

Giải pháp cho người bệnh suy tim độ 3

Đối với người bệnh suy tim độ 3, một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý kết hợp với thuốc sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự tiển triển của bệnh.

Có một lối sống khoa học: Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ; tránh các lo lắng căng thẳng không cần thiết

Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn <1,2g muối/ngày; chú ý không nên ăn các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,..., cá khô, nước uống có ga, chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá…)

Cần hạn chế lượng nước và dich dùng cho người bệnh hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim. Lượng nước cung cấp cho người bệnh suy tim trung bình 30ml/kg cân nặng, chia đều lượng nước uống trong ngày.

Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi.

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao thể trạng; trong khi tập cảm thấy mệt, người bệnh nên nghỉ ngơi.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc đổi thuốc vì khi sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ khiến tình trạng suy tim ngày càng nặng hơn. Thăm khám định kì 3-6 tháng/lần, và báo ngay cho bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường.

Suy tim độ 3 không thể điều trị hồi phục hoàn toàn, có thể nặng dần lên và gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị, không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bệnh kèm theo. Trong trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị, cần được sự tư vấn kĩ của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp.

@ Thông tin hữu ích: “Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả”

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin