Skip to content

Suy tim độ 4 - Trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch

Bác Sĩ Tim Mạch 30.10.2018963 lượt xem
Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất, là trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Do đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn; sự kết hợp giữa đông- tây y có thể là giải pháp tốt cho bệnh nhân.

Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất, là trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Do đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn; sự kết hợp giữa đông- tây y có thể là giải pháp tốt cho bệnh nhân.

Suy tim độ 4 là gì?

Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi. Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York (NYHA). Khi bị suy tim độ 4, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu với bất kì một hoạt động thể lực nào dù là nhẹ nhất; các triệu chứng của suy tim như mệt mỏi, ho, khó thở, phù,... đều trở nên trầm trọng, nó xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Suy tim độ 4 là gì?

Suy tim độ 4 là gì? (Ảnh minh họa)

Biểu hiện của suy tim độ 4

Suy tim độ 4 không có nghĩa là trái tim ngừng đập mà là sức bơm máu của tim bị suy yếu, không đủ khả năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. Ở giai đoạn 4, tất cả các triệu chứng suy tim đều rõ ràng; người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

Khó thở

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh suy tim. Khi bị suy tim độ 4, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở mọi lúc, nhất là khi nằm, người bệnh có thể phải ngủ ngồi. Bệnh nhân suy tim tim độ 4 sẽ gặp phải những cơn khó thở kịch phát về đêm, thậm chí phải sử dụng đến bình oxy để duy trì chức năng hô hấp.

Mệt mỏi

Bệnh nhân suy tim độ 4 thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều này khiến bệnh nhân phải nghỉ tuyệt đối tại giường; mức độ nặng là khi thực hiện các hoạt động thường ngày như thay đồ, đi lại,... cũng phụ thuộc vào người khác.

Ho

Bệnh nhân suy tim thường có biểu hiện ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn. Ở người bệnh suy tim độ 4 có thể ho ra dịch lẫn máu hoặc bọt hồng, nhất lá sau cơn phù phổi cấp. Người bệnh cứ nằm là ho, phải ngồi dậy.

Phù

Phù cũng là một trong những biểu hiện điển hình của suy tim. Phù thường gặp ở mắt cá chân, bàn chân, phù mềm, ấn lõm. Khi bị suy tim độ 4, người bệnh sẽ bị phù toàn thân, phù tay chân, phù mặt, phù bụng, thậm chí là phù phổi cấp cần được xử trí kịp thời.

Một số triệu chứng khác:

Ngoài ra, người bệnh suy tim độ 4 còn sẽ gặp một số triệu chứng khác như: đau tức ngực, đau toàn thân, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, tiểu ít ban ngày, tiểu nhiều về đêm,...

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Tiên lượng của người bệnh suy tim độ 4 là rất khó, nặng dần lên hay cải thiện hơn theo thời gian tuy thuộc vào phương pháp điều trị và thái độ tích cực của người bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị nội khoa tích cực hay lựa chọn cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị tái đồng bộ tim (CRT) tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Suy tim độ 4 - Trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch

Suy tim độ 4 - Trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống bằng cách: ăn nhạt, giảm mức tiêu thụ muối, đường; hạn chế chất béo, nhất là các chất béo no (phủ tạng động vật, mỡ động vật,...); uống vừa đủ nước; không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, các chất kích thích; tránh bị căng thẳng, stress, xúc động mạnh; duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Suy tim có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bị bội nhiễm, do đó, người bệnh cần giữ gìn sức khỏe của mình, hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin