Skip to content

Tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh huyết áp kẹt

Bác Sĩ Tim Mạch 12.12.10171534 lượt xem
Huyết áp là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là tăng huyết áp, nhưng lại rất ít người quan tâm tới huyết áp kẹt. Đây là bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Việc tìm hiểu về bệnh huyết áp kẹt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Thế nào được gọi là huyết áp kẹt?

Máu chảy trong lòng động mạch có một áp suất nhất định gọi là huyết áp; biểu hiện bằng hai trị số: huyết áp tâm thu (số tối đa, ở trên, phản ánh sức co bóp của tim) và huyết áp tâm trương (số tối thiểu, ở dưới, ghi nhận sức cản của thành động mạch)

Ngoài ra, để đánh giá chính xác hơn sức khỏe tim mạch của một người, còn dựa trên huyết áp hiệu số. Huyết áp hiệu số là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ví dụ, huyết áp của một người là 110/70mmHg thì huyết áp hiệu số của người đó sẽ là 110 - 70 = 40mmHg; đây là điều kiện cho máu lưu thông trong động mạch. Trị số này thường dao động trong ngưỡng 30-50 mmHg.

Huyết áp kẹt (hay huyết áp kẹp) xảy ra khi huyết áp hiệu số giảm xuống nhỏ hơn hoặc bằng 25 mmHg (một số tài liệu ghi nhận nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg).; tức là huyết áp tâm thu rất gần với huyết áp tâm trương.

Ví dụ: Bệnh nhân A có huyết áp là 110/85mmHg, thì huyết áp hiệu số là 110 - 85 = 25mmHg, chứng tỏ bệnh nhân này bị huyết áp kẹt

Nguyên nhân gây huyết áp kẹt

tăng huyết áp

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng huyết áp kẹt. Đặc điểm chung là do giảm huyết áp tâm thu hoặc tăng huyết áp tâm trương. Thống kê cho thấy, huyết áp kẹt thường gặp trong các trường hợp sau:

Mất máu nội mạch

Mấu máu nội mạch dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn; có thể do chấn thương; dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.

Bệnh lý van tim:

Hẹp van động mạch chủ khiến lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt.

Hẹp van 2 lá làm máu bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương, làm tăng huyết áp tâm trương.

Một số nguyên nhân khác:

Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim); Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt…

Làm thế nào để nhận biết huyết áp kẹt

Dấu hiệu nhận biết huyết áp kẹt quan trọng nhất là đo huyết áp. Ngoài ra, khi bị huyết áp kẹt, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hơi thở ngắn, cảm giác hụt hơi, người chòng chành, đau đầu,... Huyết áp kẹt là dấu hiệu cho thấy tim còn ít hiệu lực bơm máu, làm cho tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ.

Cách điều trị hiệu quả

Cũng như những trường hợp huyết áp cao hay huyết áp thấp, người bệnh đều cần có thái độ xử trí nghiêm túc, đúng đắn để tránh hậu quả không mong muốn. Cụ thể là khi huyết áp kẹt, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, hít sâu thở đều thư giãn; không cố gắng chịu đựng hay làm việc cho xong mà phải lập tức dừng ngay các công việc đang làm. Nếu bạn chưa từng gặp tình trạng này, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử trí kịp thời. Nếu đã được chẩn đoán bệnh, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt, bạn không nên quá hoang mang hay hoảng sợ vì điều đó sẽ tác động trực tiếp làm huyết áp dao động thêm.

Hậu quả của bệnh huyết áp mang lại rất đáng sợ, do đó, việc quan tâm đúng mực tới huyết áp của mình là rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu tình trạng huyết áp của mình và buộc phải có ý thức quan tâm hơn tới sức khỏe của chính mình. Những người đã có bệnh huyết áp nên biết cách tự đo huyết áp ở nhà để kiểm tra huyết áp thường xuyên, nếu phát hiện bất thường thì cần phải đi khám để bác sĩ tư vấn điều trị và sử dụng thuốc đúng cách. Ngoài ra người bệnh cần tích cực điều trị các bệnh lý kèm theo (rối loạn lipid máu, đái tháo đường,...) hay các bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp kẹt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần biết cách điều hòa công việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá khuya, tránh stress; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý, không ngồi lâu một chỗ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Huyết áp kẹt khiến cơ thể mệt mỏi, làm hoạt động của tim gặp nhiều trở ngại và có thể dẫn tới suy tim. Có những hiểu biết đúng đắn về bệnh, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh tích cực. Dù là người khỏe mạnh hay người đã mắc bệnh huyết áp đều phải chú ý quan tâm, quý trọng sức khỏe của mình, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Theo Bác sĩ tim mạch

CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin