Skip to content

Bệnh tim và cách hỗ trợ chữa trị sai lầm tránh phạm phải

Bác Sĩ Tim Mạch 05.08.20163056 lượt xem
Bệnh tim mạch đang được coi là kẻ giết người số một hiện nay, việc phát hiện và dùng thuốc đúng cách là quan trọng hơn cả, tuy nhiên có một số quan điểm sai lầm vô tình làm nặng thêm tình trạng bệnh cho dù bệnh nhân vẫn dùng thuốc hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin về bệnh tim và cách hỗ trợ chữa trị sai lầm tránh phạm phải.

Sai lầm trong hỗ trợ chữa trị bệnh tim từ quan điểm ăn gì bổ nấy 

Ăn gì bổ nấy là quan điểm lâu đời từ xưa đến nay, vì vậy này nay rất nhiều bệnh nhân tim mạch tầm bổ bằng tim động vật trong các bữa ăn mà không biết đó chính là sai lầm khiến bệnh tim tiến triển ngày càng nặng.

Bệnh tim và cách hỗ trợ chữa trị sai lầm tránh phạm phải

Bệnh tim và cách hỗ trợ chữa trị sai lầm tránh phạm phải

Tim là nội tạng động vật, các loại phủ tạng đều chứa rất nhiều cholesterol nên không phù hợp với người lớn tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân hay béo phì...Cho nên người cao tuổi thì nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn loại phủ tạng này. Đặc biệt, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.

Bệnh tim không vận động, luyện tập

Nhiều người quan điểm đã mắc bệnh tim mạch thì không nên vận động và luyện tập. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, cơ thể không vận động và luyện tập rất nhanh chóng sẽ lắng đọng các lớp mỡ thừa và hình thành các mảng cholesterol trong lòng mạch máu, làm nặng thêm tình trạng bệnh tim mạch. Khi mắc bệnh tim mạch cần vận động và luyện tập thường xuyên, để tiêu hao lượng mỡ dư thừa và luyện tập sự dẻo dai như một bước sẵn sàng làm quen với biến cố tim mạch, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên không nên tập các môn thể thao nặng như đá bóng, chạy marathon, đẩy tạ… Trong quá trình luyện tập nếu xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức ngực nên dừng lại và ngồi xuống nghỉ ngơi. Đối với những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim hay suy tim nặng cần sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để có chế độ luyện tập và vận động phù hợp với thể trạng bệnh.

Không tự ý mua thuốc nếu mắc bệnh tim

Một thực tế thường xảy ra đó là nhiều người thấy mình có vẻ bị bệnh tim mạch giống với người khác nên tự ý mua thuốc như họ để uống mà không hề có sự tư vấn hay kê đơn từ bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm. Cần nhớ rằng việc dùng các loại thuốc này là cho từng cá thể và tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người, không thể áp dụng một cách máy móc, lấy đơn thuốc người này để cho người kia dùng, sẽ xảy ra những sự cố đáng tiếc nếu sử dụng không đúng loại thuốc.

benh-tim-va-cach-ho-tro-chua-tri-sai-lam-tranh-pham-phai-2

Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Nếu bệnh nhân tự ý mua thuốc uống mà không có sự giám sát, theo dõi của bác sĩ thì có thể xảy ra một số tai biến do thuốc, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Nhiều người bị thiếu máu cơ tim gây cơn đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, sau một thời gian dùng thuốc, các triệu chứng không còn nữa. Họ cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà các triệu chứng không còn là do tác dụng giãn mạch của thuốc, làm mạch vành giãn ra và lượng máu cấp cho tim nhiều hơn, khi hết thuốc mạch vành trở về bình thường và cơn đau lại xuất hiện. Vì vậy, bạn cần uống thuốc duy trì với liều dùng thích hợp mà không tự ý ngưng dùng. Nếu được, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ thay thế các loại thuốc phù hợp hơn khi bệnh đã ổn định. Thông thường, bác sĩ không cho ngưng thuốc mà có thể điều chỉnh chế độ dùng thuốc của bạn.

Không đi kiểm tra định kỳ

Một quan điểm sai lầm khác là rất nhiều trường hợp bệnh nhân tim mạch đi khám duy nhất một lần để chẩn đoán và tự đi mua thuốc theo đơn cũ tại hiệu thuốc mà không đi tái khám theo định kỳ. Bệnh nhân nên đi kiểm tra định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để kiểm soát tốt tiến triển của bệnh và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc theo từng thời gian tái khám. Có những loại thuốc chỉ uống trong đơn đầu tiên, có những loại uống suốt đời hay có những loại thuốc cần phải thay đổi liều lượng trong các thời gian khác nhau.

benh-tim-va-cach-ho-tro-chua-tri-sai-lam-tranh-pham-phai-3

Không đi kiểm tra định kỳ khi mắc bệnh tim mạch

Hiện nay, phòng khám tim mạch tại số 66 - Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội với đội ngũ các bác sĩ giỏi, chuyên môn cao trong ngành tim mạch cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tim mạch chính xác và an toàn. Đặc biệt, với lòng yêu nghề cũng như nhiệt huyết giúp đỡ bệnh nhân tim mạch của mình, các bác sĩ tim mạch giỏi thực hiện khám và tư vấn giải pháp hỗ trợ điều trị miễn phí cho bệnh nhân tim mạch khi tới đây thăm khám bệnh.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin