Skip to content

Không biết 5 điều đơn giản này các sĩ tử có thể mắc bệnh tim mạch trong mùa thi

Bác Sĩ Tim Mạch 29.06.20161527 lượt xem
Mùa thi luôn vào mùa nắng nóng, có những sai lầm không ngờ tới từ thói quen hay các sinh hoạt vô tình khiến tất cả các sĩ tử đều có thể mắc bệnh tim mạch. Đó là những sai lầm gì? Và giải pháp như thế nào để các sĩ tử có thể bảo vệ được trái tim khỏe mạnh trong suốt mùa thi và đạt kết quả như ý nhất.

Thời gian học không khoa học ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Nhiều người nghĩ rằng học trong mùa thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ trở nên quá đầy, khó nhớ và dễ quên, gây tình trạng căng thẳng sỉnh ra các chất trung gian hóa học làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó hệ tim mạch cũng không ngoại trừ.

Không biết 5 điều đơn giản này các sĩ tử có thể mắc bệnh tim mạch trong mùa thi

Không biết 5 điều đơn giản này các sĩ tử có thể mắc bệnh tim mạch trong mùa thi

Hay quan điểm sai lầm khi nghĩ học đêm dễ tập trung và hiệu quả học tập cao hơn. Theo đồng hồ sinh học, thời gian từ 21 đến 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) đào thải độc tố . Từ 23h đêm đến 1h sáng là thời gian bài độc tố của gan, quá trình này cần tiến hành trong khi ngủ say. Do đó các sĩ tử không nên thức trong khoảng thời gian này sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, độc tố không được đào thải làm cho hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng theo mà có thể gây cơn nhịp nhanh hay đau tức ngực. Mặt khác, thức khuya sẽ dậy muộn, thường xuất hiện cảm giác uể oải, hoa mắt, ù tai, ăn uống kém ngon miệng, khô mắt, đau mỏi cơ, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Vì vậy để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi và không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch thì các sĩ tử nên có một thời gian học và nghỉ ngơi thư giãn một cách hợp lý.

  • Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngủ trước 11h đêm, thức dậy sau 5 h sáng và ngủ trưa 1 tiếng.
  • Học 45 phút đến 1 tiếng nên đứng lên đi lại thư giãn khoảng 5-10 phút để đạt hiệu quả cao.

Tinh thần lo lắng căng thẳng trong mùa thi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch

Lo lắng, căng thẳng là tâm lý chung của tất cả các sĩ tử trong mùa thi. Lo lắng lúc ôn thi, lo lắng trước khi bước vào phòng thi, lo lắng khi làm bài hay thậm chí lo lắng khi chờ đợi kết quả thi... Theo nghiên cứu những lo lắng, stress, căng thẳng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung, khả năng ghi nhớ và tư duy, làm suy giảm rất nhiều hiệu quả học tập cũng như công việc. Mặt khác lại gây tác động xấu lên sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Căng thẳng khiến cho lượng hoocmon và chất béo được sản sinh tăng lên.Nhưng lượng hoóc môn và chất béo được huy động trong những lo lắng, căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết và dẫn tới tình trạng huyết áp tăng, nhịp tim tăng quá mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn về tình trạng huyết động, làm tăng áp lực tại thành động mạch, đặc biệt có thể xảy ra ở động mạch vành, là mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Dần dần làm tổn thương thành mạch, tích tụ mỡ và theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa động mạch vành.

Tinh thần lo lắng căng thẳng trong mùa thi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch

Tinh thần lo lắng căng thẳng trong mùa thi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu của hai tiến sĩ Holmes và Rahe đã chỉ ra rằng những người thường xuyên căng thẳng trong một năm thì người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng như đau tim trong hai năm tiếp theo.

Hạn chế tối đa các căng thẳng, lo lắng trong mùa thi đại học các sĩ tử nên:

  • Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày
  • Học xen lẫn với thư giãn, ra ngoài đi dạo hít thở không khí trong lành.
  • Học nhóm với bạn bè
  • Gia đình không nên tạo áp lực quá nặng về kết quả thi cho các sĩ tử để các em có được tâm trạng thoải mái nhất khi thi.

Không bổ sung đủ nước cho cơ thể trong mùa thi

Mùa thi luôn là mùa hè, mùa của những cái nắng chói chang. Nắng nóng làm cơ thể các thí sinh đổ nhiều mồ hôi, dễ mất nước, khiến cơ thể dễ bị tim đập nhanh, tim đập nhanh quá sẽ khiến cơ tim mệt mỏi có thể dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ rất nguy hiểm. Tiến sĩ Vasaiwala nói "Để tránh rối loạn nhịp tim trong khi nắng nóng, điều quan trọng là cần uống thật nhiều nước, thậm chí uống cả khi bạn không cảm thấy khát nước". Vì vậy giải pháp cho các sĩ tử:

  • Uống đủ 2 lit nước mỗi ngày
  • Luôn mang theo nước khi đi ôn thi cũng như trong phòng thi
  • Khi có các dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn ngày nắng nên đến ngay phòng y tế để được xử trí kịp thời

Ăn uống không cung cấp đủ các chất vi lượng cần thiết

Tập trung học tập thi cử luôn là thời gian tiêu tốn nhiều năng lượng và các vi chất cho cơ thể nhất. Vì vậy các sĩ tử có thể luôn ở trong tình trạng thiếu hụt vitamin và các vi chất khác, thiếu vi chất có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, gây rối loạn nhịp tim hoặc đau ngực. Thiếu các chất vi lượng còn khiến cho não bộ hoạt động không hiệu quả dẫn đến giảm hiệu quả học tập và kéo theo giảm chất lượng kết quả thi. Các phụ huynh lưu ý cung cấp đầy đủ các chất vi lượng cần thiết cho sĩ tử bằng chế độ ăn giàu dưỡng chất

  • Tăng thêm khẩu phần ăn thịt, cá vào bữa ăn
  • Tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng
  • Có thể bổ sung dạng viên uống như sắt, acid folic hay canxi ...

Tăng thêm khẩu phần ăn thịt, cá vào bữa ăn

Tăng thêm khẩu phần ăn thịt, cá vào bữa ăn

Sử dụng cà phê quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Cà phê là thức uống đa số các sĩ tử sử dụng khá nhiều trong mùa thi cử, vì cà phê giúp tỉnh táo và tăng hiệu quả học tập. Tuy nhiên những người uống quá nhiều cà phê trong một ngày có thể gây ra hồi hộp, bồn chồn, run tay chân cho một số người. Cafein trong cà phê làm tăng tần số tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Uống quá nhiều cà phê có thể còn làm tăng cholesterol. Mặt khác sử dụng cà phê còn gây mất ngủ về đêm, làm rối loạn nhịp sinh học, khiến hiệu quả học tập cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên các sĩ tử chỉ nên sử dụng 1 ly cà phê vào sáng sớm mỗi ngày để đầu óc luôn tỉnh táo và đem lại hiệu suất học tập cao nhất.

Trên đây là các lời khuyên cho các sĩ tử trong mùa thi, hãy thực hiện lời khuyên trên để có một mùa thi an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và thi cử đạt kết quả cao nhất.

Biên tập bởi Bs Vũ Phượng

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin