Skip to content

Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?

Bác Sĩ Tim Mạch 13.09.20162497 lượt xem
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một phần của cơ tim, nguyên nhân do thiếu máu cục bộ bởi tình trạng tắc hẹp một hay nhiều nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng vùng cơ tim đó. Cần phải phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề và nguy hiểm đến tính mạng.

Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp tính

Hỗ trơ điều trị nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp tính

Hỗ trơ điều trị nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp tính

- Bất động: bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối ở trên giường, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần phải có người giúp đỡ.

- Giảm đau. Morphin 10mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Nếu không đỡ đau, sau 15 - 20 phút có thể sử dụng lại (chống chỉ định khi nhịp thở của bệnh nhân dưới 14 lần/phút). Có thể thay thế morphin bằng dolacgan. Dùng Nitroglycerin 0,5 mg, đặt dưới lưỡi từ 15 - 20 phút một lần (chú ý theo dõi chỉ số huyết áp). Thuốc an thần Seduxen 10 mg, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc bắp thịt. Các loại thuốc nêu trên có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp thuốc tùy tình trạng của bệnh nhân.

- Thở oxy: liều 2 đến 5 lít/phút để tăng lượng oxy cho cơ thể, có tác dụng giảm đau và giảm khó thở.

- Đặt máy theo dõi tự động về điện tâm đồ, nhịp thở, chỉ số huyết áp, độ bão hoà ôxy (monitoring).

- Dùng thuốc tiêu cục máu đông (fibrinolytic ageut) cho kết quả tốt lên tới 90% nếu dùng sớm trong khung giờ vàng 6 giờ đầu của bệnh. Các thuốc thường dùng như. Streptokinase: tiêm tĩnh mạch chậm 500.000 đơn vị, hoặc dùng 1.500.000 đơn vị, truyền tĩnh mạch chậm trong một giờ. Urokinase: liều dùng là 1,5 triệu đơn vị, truyền tĩnh mạch chậm trong một giờ.

- Thuốc chống đông. Dùng heparin 10.000 đơn vị, tiêm tĩnh mạch chậm, cách nhau mỗi 6 giờ tiêm một lần, dùng trong vòng 24 - 36 giờ đầu.

Hiện nay, các bác sĩ ưa dùng heparin chuỗi nhẹ có trọng lượng phân tử thấp (warfarin) vì ít tai biến và thuận tiện hơn (thuốc đóng sẵn trong bơm tiêm),mỗi một đợt dùng khoảng 7 - 10 ngày. Fraxiparin (nadroparin) 0,3 - 0,6 ml/ngày, dùng tiêm dưới da bụng. Lovenox (enoxaparin) 20 - 40 mg x 2 lần/ngày, dùng tiêm dưới da bụng. Chú ý kiểm tra các chức năng đông máu toàn bộ.

- Nếu có phù phổi cấp dùng thuốc lợi tiểu Lasix 40 - 80 mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Dùng kết hợp với thuốc giãn mạch nhóm nitrat.

- Nếu có nhịp ngoại tâm thu thất dùng Lidocain liều khởi đầu 50mg, tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó duy trì qua dịch truyền 5 - 10 mg/phút cho đến khi hết ngoại tâm thu.

- Nhịp tim chậm dưới 50 lần/phút.  Dùng Atropin 1/2 - 1mg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dưới da để duy trì nhịp tim đập khoảng 80 lần/phút.

- Nong động mạch vành qua da cấp cứu.

- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành (bypass) cấp cứu.

Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim giai đoạn tiếp theo (sau 6 giờ đầu)

- Người bệnh vẫn phải bất động tại giường.

- Vẫn tiếp tục cho thở oxy.

- Ăn nhẹ các thức ăn lỏng, dễ tiêu, chống táo bón, tránh gắng sức.

- Nếu có hiện tượng tăng huyết áp thì phải dùng thuốc hạ áp; thường dùng thuốc nhóm chẹn kênh canxi để vừa có tác dụng giãn mạch lại vừa giảm đau thắt ngực như: nifedipine, amlodipine, v. v.

Hỗ trợ điều trị các biến chứng do nhồi máu cơ tim

Với mỗi loại biến chứng do nhồi máu cơ tim gây ra cần có cách giải quyết thích hợp

- Suy tim: thở oxy. Thuốc lợi tiểu furosemide, tiêm tĩnh mạch từ 20 - 40 mg/ngày. Thuốc giãn mạch Nitroglycerin 0,5 mg, ngậm dưới lưỡi 1 - 2 viên/ngày. Dùng thuốc Dopamin hoặc dobutamin pha dịch truyền tĩnh mạch chậm qua bơm điện, duy trì liều khởi đầu mỗi 2 - 5mg/kg/phút, sau đó có thể nâng lên tới 10mg/kg/phút. Nhiều bác sĩ khuyên không nên sử dụng thuốc cường tim nhóm digitalis vì lại gây tăng tiêu thụ ôxy của cơ tim

ho-tro-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-cap-nhu-nao-2

Hỗ trợ điều trị các biến chứng do nhồi máu cơ tim

- Với các rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nặng: ngoài việc điều chỉnh bằng các thuốc thích hợp phải kết hợp cùng với các biện pháp cấp cứu hiện đại như: sốc điện hay đặt máy tạo nhịp…

- Thủng vách liên thất, thủng thành tim: là biến chứng rất nặng, thường gây tử vong. Có thể can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa vá lỗ thủng.

Hỗ trợ điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim cấp

Có tính chất dự phòng tái phát và phục hồi chức năng hoặt động của cơ tim.

- Thuốc dùng hàng đầu là thuốc chống kết tập tiểu cầu aspirin liều thấp 50 - 100 mg/ngày, dùng lâu dài (aspegic dễ sử dụng hơn).

- Chẹn kênh canxi: thường dùng nifedipine 10 mg/ngày.

- Ức chế men chuyển liều thấp: ngoài tác dụng làm giãn tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch giúp cơ tim được hoạt động tốt còn giúp tái tạo lại cấu trúc cơ tim, làm tim nhỏ lại. Sau khoảng 6 tháng người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường.

- Thuốc nam hỗ trợ điều trị sau nhồi máu cơ tim và phòng nhồi máu cơ tim tái phát:

ho-tro-dieu-tri-nhoi-mau-co-tim-cap-nhu-nao-3

Thuốc nam hỗ trợ điều trị sau nhồi máu cơ tim và phòng nhồi máu cơ tim tái phát

Để có trái tim khỏe, những người có tiền sử bị bệnh nhồi máu cơ tim hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, phòng nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim và an thần. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin