Tư vấn:
Khói thuốc có rất nhiều chất độc. Do đó, hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột, giảm khả năng tình dục…
Hút thuốc lá cái hại cho tim mạch như thế nào?
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng bạn hút thuốc và thời gian bạn hút thuốc. Nếu bạn muốn làm cho trái tim mình khỏe mạnh hơn hãy từ bỏ thói quen hút thuốc ngay lập tức.
Bỏ thuốc là không hề dễ dàng. Theo thống kê, có 70% người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá nhưng chỉ có 5% số người này thành công. Vậy một số lời khuyên cho bạn khi bạn muốn bỏ thuốc thành công.
Dưới đây là 1 số lời khuyên cho bạn:
Nên bắt đầu cai thuốc lá trong một ngày nghỉ, không phải làm việc căng thẳng và suy nghĩ nhiều, nhưng có thể bận rộn những việc thông thường.
Để thành công trong việc từ bỏ thuốc lá, bạn cần có một kế hoạch cụ thể, vạch rõ từng bước để thực hiện theo nhằm tránh tặc lưỡi, ngã lòng. Sau đây là một phương pháp cai thuốc do Chương trình Hợp tác Y tế Việt Nam Thuỵ Điển cung cấp:
Chuẩn bị cai thuốc (kéo dài 5 ngày)
Cai thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho tim mạch
Ngày 1: Liệt kê các lý do cai thuốc (nghĩ hoặc viết ra giấy) như hại sức khoẻ bản thân và gia đình, tốn tiền, bị vợ và người khác phàn nàn, làm gương xấu cho con.
Tuyên bố với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp là sẽ bỏ thuốc và đề nghị hỗ trợ. Dừng mua thuốc lá.
Ngày 2: Suy nghĩ xem mình thường hút thuốc lúc nào (buồn, căng thẳng, thèm thuốc, vui, bạn bè rủ rê) và những gì có thể dùng thay thế điếu thuốc (tăm xỉa răng sau bữa ăn, hạt dưa, kẹo cao su, đi bộ…).
Ngày 3: Nghĩ xem có thể nói chuyện với ai khi thấy “trống trải”, như bạn bè (tốt nhất là người đã cai thuốc),người yêu, vợ con, đồng nghiệp. Nghĩ về số tiền tiết kiệm được do không phải mua thuốc lá.
Ngày 4: Nghĩ đến các cách vượt qua cơn thèm thuốc (biểu hiện là chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu, bồn chồn, khó tập trung) như: Uống nhiều nước, hít thở sâu, không ngồi lại bàn ăn lâu, đánh răng, đi bộ, ăn hạt dưa, chơi thể thao, nói chuyện với người khác, trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ, bài hát yêu thích…
Ngày 5: Mua một số thứ thay thế thuốc lá như hạt dưa, kẹo cao su, tăm. Loại bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc. Giặt quần áo để không còn mùi thuốc. Buổi tối, hút điếu cuối cùng để “chia tay kẻ thù”. Tự động viên bản thân lần nữa: Cai thuốc là rất đúng, mình có thể làm được.
Thực hiện cai thuốc
Ngày đầu tiên: Sáng dậy, nhắc lại với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày bạn bỏ thuốc lá.
Tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng. Không uống rượu, cà phê hoặc những thứ bạn hay dùng kèm thuốc lá.
Lựa chọn làm việc không có stress để cai thuốc lá
Tuần tuần tiên: Cố sử dụng các kỹ thuật để vượt qua từng ngày một. Hãy tính mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày đầu tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai. Các cơn thèm thuốc sẽ giảm sau một tuần.
Tuần 2-6: Luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Tránh tặc lưỡi rằng hút lại một điếu cũng không sao. Chỉ một hơi thuốc thôi cũng khiến công sức của bạn đổ sông đổ biển. Nên tự cảnh giác khi dự những buổi tiệc có bia rượu, hay những khi căng thẳng (căng thẳng không liên quan gì đến thuốc lá, hãy nghĩ xem bạn sẽ phải khổ sở thế nào khi phải cai lại từ đầu).
Bệnh tim mạch là căn bệnh khá nguy hiểm, cần phải phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời. Do đó, nếu bạn cảm thấy bị đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hay đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành, bệnh mạch vành thì bạn cần gọi điện hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được bác sỹ tư vấn liệu pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám tại số 66 - Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội, đây là phòng khám tim mạch uy tín hàng đầu, tập trung các bác sĩ chuyên ngành tim mạch sẽ giúp bạn thăm khám miễn phí, xác định tình trạng bệnh từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
Theo bác sĩ tim mạch