Cholesterol và bệnh tim mạch (Ảnh: internet)
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất sáp có thể tìm thấy trong máu và toàn bộ các tế bào của cơ thể. Nó là một thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên màng tế bào, sợi thần kinh và nội tiết trong cơ thể. Cholesterol trong cơ thể có từ 2 nguồn chính: 75% cholesterol được tạo ra ở gan và 25% đến từ thức ăn. Mặc dù đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể người nhưng nếu nồng độ cholesterol quá cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Mối liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch
Khi nhắc đến mối liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch, ta không chỉ nhắc đến bản thân cholesterol toàn phần mà còn để cập tới các cấu trúc với chức năng như một phương tiện vận chuyển choletsterol gọi là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein nhưng hai loại có liên quan nhất tới tim mạch chính là LDL-cholesterol (Low density lipoprotein) và HDL-cholesterol (High density lipoprotein). LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp) mang cholesterol từ gan đến cung cấp cho các tế bào và HDL (lipoprotein tỉ trọng cao) sẽ di chuyển trong máu để chở những cholesterol dư thừa về gan để cất giữ. Chính vì thế, ta thường gọi LDL là cholesterol xấu, HDL là cholesterol tốt trong cơ thể.
Mối liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch (Ảnh: internet)
Nồng độ cholesterol trong máu cao làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là tác động vào quá trình xơ vữa động mạch, gây hẹp tắc động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim và các động mạch khác. Khi đó, người bệnh sẽ thấy những cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim đe dọa đến tính mạng.
LDL-C chiếm khoảng 60-70% tổng lượng lipoprotein máu, nếu có quá nhiều LDl trong máu sẽ gây ra sự tích tụ mảng bám, xơ vữa động mạch. Nồng độ LDL trong máu càng cao, càng làm tăng nguy cơ tim mạch. HDL-C với vai trò thu gom các cholesterol dư thừa trở về gan sẽ giúp bảo vệ, chống lại các mảng bám trên thành động mạch, giảm quá trình xơ vữa. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các bệnh tim mạch khác sẽ tăng cao hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ đi kèm như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì và lười vận động.
Kiểm soát lượng cholesterol để giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống là một biện pháp quan trọng nhằm kiềm soát lượng cholesterol máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt như thịt đỏ, mỡ động vật, các món ăn chiên xào, phủ tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn. Khuyến cáo ở người bình thường không nên ăn quá 300mg mỡ mỗi ngày, đối với người bệnh tim mạch thì lượng cholesterol càng phải hạn chế, thậm chí dưới 100mg/ngày.
Bạn nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu tương, dầu lạc, dầu vừng,... Nên ăn nhiều cá thay vì ăn nhiều thịt, ít nhất 3 bữa/tuần, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Ngay cả khi sử dụng trứng bạn cũng cần lưu ý, trong lòng đỏ trứng có chứ nhiều cholesterol nên bạn cũng hạn chế sử dụng, mỡ và da của các loại gia cầm cũng chứa nhiều cholesterol xấu, khi sử dụng bạn nên loại bỏ.
Kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch (Ảnh: internet)
Bên cạnh đó, muốn kiểm soát được lượng choleterol hiệu quả, bạn cần kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Các hình thức thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu, tập gym, yoga, bơi lội,... ở mức gắng sức vừa phải đều có lợi cho sức khỏe của bạn. Tùy từng cá nhân, độ tuổi, điều kiện hoàn cảnh mà bạn có thể lựa chọn những bộ môn phù hợp với bản thân. Thời gian tập ít nhất 30-45 phút/ lần, nên tập thường xuyên, tối thiểu là 3 lần/tuần. Một chế độ sinh hoạt điều độ là vô cùng cần thiết; thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác đều làm gia tăng lượng cholesterol có hại và tăng nguy cơ bệnh tim mạch; do vậy, bạn cần hạn chế tối đa, thậm chí là loại bảo.
Để có một trái tim khỏe mạnh, những người mắc bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, sau nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, mổ bắc cầu chủ- vành, và cả những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành nên sử dụng cây Dong riềng đỏ - vị thuốc quý của người dân tộc Dao hiện đã được bác sĩ Hoàng Sầm- Chủ tịch hội đồng Viện Y học Bản địa Việt Nam cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim.
Tóm lại, cholesterol là một thành phần quan trọng của cơ thể. Khi nồng độ của nó trong máu tăng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhất là xơ vữa động mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa choleterol và bệnh tim mạch, bạn sẽ chủ động phòng tránh để trái tim luôn khỏe mạnh.
Biên tập bởi: Bác sĩ tim mạch.