Skip to content

Sự cần thiết của việc tầm soát bệnh mạch vành

Bác Sĩ Tim Mạch 16.10.2018885 lượt xem
Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm,đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do vậy, việc tầm soát bệnh mạch vành là vô cùng cần thiết.

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm,đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do vậy, việc tầm soát bệnh mạch vành là vô cùng cần thiết.

Sự cần thiết của việc tầm soát bệnh mạch vành

Sự cần thiết của việc tầm soát bệnh mạch vành

Mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch hiện nay. Ở nước ta, bệnh mạch vành ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh mạch vành xảy ra khi động mạch vành (mạch máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho cơ tim) bị hẹp hoặc tắc khiến vùng cơ tim tương ứng mà nó chi phối sẽ bị thiếu máu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành chính là các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Tuỳ vào vị trí và mức độ hẹp mà diện tích của vùng cơ tim bị tổn thương là khác nhau. Phần cơ tim bị tổn thương thiếu máu không hồi phục sẽ bị hoại tử, hình thành sẹo xơ và mất hoàn toàn chức năng sinh lý, phần còn lại trong vùng này sẽ bị suy giảm chức năng sinh lý.

Bệnh mạch vành không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhồi máu cơ tim đe dọa đến tình mạng của người bệnh. Đồng thời, nó làm tổn thương cơ tim làm chức năng cơ tim giảm sút, gây ra rối loạn nhịp tim, rối loạn vận động vùng, phân số tống máu giảm, lâu ngày dẫn tới suy tim.

Mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành

Mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mạch vành chính là cơn đau thắt ngực. Người bệnh thường có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu nhói nhói ở trong lồng ngực. Vị trí đau thường gặp ở sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim; đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết (nhất là gặp lạnh); một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có những hình thái biểu hiện đau thắt ngực khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó thở, cảm giác ngộp thở, hồi hộp trống ngực, vã mồ hôi, chán ăn, buồn nôn- nôn, mệt mỏi,...

Tại sao cần phải tầm soát bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành nguyên nhân là do các mảng xơ vữa tồn tại trong lòng mạch theo thời gian. Khi có biểu hiện đau ngực là bệnh đã diến biến tiềm tàng trong nhiều năm. Đa số trường hợp, các người bệnh không để ý đến bệnh cho đến khi bệnh tiến triển nặng, biểu hiện đau ngực đã rất rõ ràng. Thậm chí là cho đến khi bị nhồi máu cơ tim người bệnh mới biết mình mắc bệnh mạch vành. Chính vì vậy, việc tầm soát bệnh mạch vành là vô cùng quan trọng, ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng nào của bệnh. Tầm soát bệnh mạch vành cũng như các yếu tố nguy cơ ở giai đoạn sớm góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa bệnh mạch vành.

Chụp động mạch vành là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành, nhưng không phải bất kì trường hợp nào cũng cần phải chụp. Tầm soát bệnh mạch vành được đánh giá bằng các yếu tố nguy cơ, từ đó sẽ đưa ra hướng xử trí tiếp theo, từ việc thay đổi lối sống, điều trị bệnh kèm theo, làm các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán.

Nên bắt đầu tầm soát bệnh mạch vành từ khi nào?

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Điều này đồng nghĩa với việc tầm soát bệnh mạch vành càng sớm càng tốt. Bởi bệnh machj vành là kết quả của một quá trình bệnh lý lâu dài, “mầm mống” xuất hiện bệnh không phải là thời điểm phát hiện bệnh mà đã phát sinh từ trước đó.

Nên bắt đầu tầm soát bệnh mạch vành từ khi nào?

Nên bắt đầu tầm soát bệnh mạch vành từ khi nào?

Theo Hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association - AHA),tầm soát bệnh mạch vành nên bắt đầu từ khi bạn 20 tuổi. Mức độ và tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của bạn. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành thì có thể sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra chính xác và hẹn khám định kỳ; đặc biệt nếu bạn mắc suy tim, rung nhĩ, hoặc có tiền căn nhồi máu cơ tim (nhồi máu cơ tim thoáng qua) hoặc bệnh tim mạch khác thì việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là rất quan trọng.

Tóm lại, bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, diễn tiến âm ỉ trong thời gian dài, khi có triệu chứng điển hình thì bệnh đã trở nặng và điều trị trở nên khó khăn. Do đó, việc tầm soát bệnh mạch vành là không thể bỏ qua, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 3
Quảng cáo cuối bài tin