Skip to content

Đừng bỏ qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong thiếu máu cơ tim yên lặng

Bác Sĩ Tim Mạch 15.02.20172185 lượt xem
Thiếu máu cơ tim yên lặng là bệnh thiếu máu cơ tim với sự vắng mặt của các cơn đau thắt ngực. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh nhưng lại chưa được người bệnh nhận thức một cách đầy đủ. Theo các hướng dẫn điều trị của hội tim mạch hiện nay, việc thay đổi lối sống luôn được đưa vào khuyến cáo một cách mạnh mẽ.

Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim

Đừng bỏ qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong thiếu máu cơ tim yên lặng

Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim (Nguồn ảnh: internet)

Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa các biến chứng về tim mạch nói chung và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng nói riêng, cụ thể như sau:

Bạn nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh với 4-5 khẩu phần/ ngày, sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, chế phẩm từ sữa với hàm lượng chất béo thấp, thịt nạc, canxi, magie, kali.

Hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, muối: Hạn chế dùng các loại mỡ, phủ tạng động vật, bơ, dầu dừa, các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, các loại dưa muối, cà muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,...

Hạn chế muối ăn

Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng cơ thể chúng ta cần. Trong nhiều thực phẩm tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chế biến. Cách đơn giản nhất là bạn nên hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng, đồng thời chọn phương pháp chế biến món ăn đơn giản, không nên chiên xào nhiều và sử dụng nhiều muối trong khi nấu ăn.

Hạn chế muối ăn

Hạn chế muối ăn (Nguồn ảnh: internet)

Giảm cân nếu bạn thừa cân

Việc giảm cân có thể đem lại hiệu quả tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp,...

Tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe

Tập thể dục luôn đem lại giá trị tích cực cho tất cả mọi người, và những bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân mắc thiếu máu cơ tim yên lặng cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Bạn nên chọn những môn thể dục thể thao phù hợp với quỹ thời gian cũng như sức khỏe của bản thân, mang lại hứng thủ để bạn có thể luyện tập một cách thường xuyên. Bạn không nên chọn những môn thể thao mạnh cũng như tập luyện quá gắng sức.

Những người bệnh có thể trạng yếu có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi lội... theo phương thức: cứ luyện tập vài phút thì lại tạm nghỉ thời gian bằng hoặc dài gấp đôi khi tập và tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi tổng thời gian tập luyện khoảng 30-45phút. Khi mới bắt đầu tập, bạn nên tập từ từ, không vội vàng.

Bạn nên lập kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký luyện tập, lượng vận động và cảm giác của chính mình sau mỗi lần tập... làm cơ sở để điều chỉnh và phát huy tác dụng của việc tập luyện; giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường.

Hạn chế lượng cồn tiêu thụ

Đây là một biện pháp rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu bia mang lại kết quả tốt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nói chung và các bệnh lý tim mạch nói riêng. Khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu/ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12%) và 45ml rượu 40 độ.

Ngừng hút thuốc lá

Theo nghiên cứu, nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng epinephrin và norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp và các bệnh lý về tim mạch khác. Việc ngừng hút thuốc là góp phần làm giảm tỷ lệ các biến cố về bệnh tim mạch, nhất là bệnh lý mạch vành.

thieu-mau-co-tim-yen-lang-3

Ngừng hút thuốc lá (Nguồn ảnh: internet)

Giải tỏa căng thẳng

Bạn nên học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Bạn có thể tập cách thở sâu, chia sẻ áp lực với mọi người, nghe nhạc, tăng cường vận động, nghỉ ngơi thư giãn để giải tỏa stress.

Khám sức khỏe định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nếu bạn chưa hề mắc bệnh lý gì để đề phòng và phát hiện sớm ra bệnh. Nếu bạn đang có bệnh lý, nhất là bệnh tim mạch, bạn nên đi khám 3 tháng/lần để tầm soát nguy cơ, tránh các biến chứng nguy hiểm mà mình không thể lường trước được.

Bổ sung một số các vi chất khác

Một số các vi chất như vitamin C, omega-3, coezym Q10, magie được cho là tốt cho bệnh lý tim mạch nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu để thực sự thuyết phục.

Sử dụng chế phẩm Dong riêng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Hiện nay, theo nhóm nghiên cứu, đứng đầu là bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Hội đồng Viện y học bản địa Việt Nam cùng sự hỗ trợ của hơn 10 giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí với kết quả nghiên cứu đạt được là tìm ra công dụng của cây thuốc cây dong riềng đỏ: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần hiệu quả.  Để biết chi tiết về liều lượng sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ cho bệnh thiếu máu cơ tim, bạn cần gọi điện hỏi  ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê đơn.

Thiếu máu cơ tim yên lặng là bệnh lý nguy hiểm nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các phương pháp điều trị không dùng thuốc trong bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng là không thể bỏ qua. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin nhất định về bệnh! Xin cảm ơn.

Nguồn: Bác sĩ tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin